Sau gian lận thi cử động trời ở kỳ thi THPT Quốc gia, các tỉnh có nên chấm chéo?

Có nhiều ý kiến trái chiều từ một số Giám đốc Sở GD-ĐT về việc có nên chấm chéo trong kỳ thi THPT Quốc gia.

Bộ GD-ĐT vừa có cuộc họp Ban Chỉ đạo thi THPT Quốc gia năm 2018 mở rộng với sự tham dự của các thành viên Ban chỉ đạo, đại diện Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng), Cục Đào tạo (Bộ Công an) và giám đốc 63 Sở GD&ĐT.

Cuộc họp nhằm đánh giá lại kỳ thi năm 2018 và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện kỳ thi năm 2019.

Sau gian lận thi cử động trời ở kỳ thi THPT Quốc gia, các tỉnh có nên chấm chéo? - 1

Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La quyết định khởi tố bị can đối với ông Trần Xuân Yến - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La vì liên quan đến gian lận thi cử.

Tại đây, có nhiều ý kiến trái chiều từ các Giám đốc Sở GD-ĐT một số tỉnh.

Bà Phạm Thị Hằng - Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa, đề xuất hoàn thiện khâu đề thi, bộ ngân hàng đề làm sao đánh giá được kiến thức và năng lực, trình độ của học sinh, tránh đòi hỏi cao quá hoặc dễ quá.

Đối với khâu chấm thi, theo Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa, dù thế nào cũng là do con người. Nếu quy trình không xác định rõ nhận thức của người làm thi thì cũng sẽ nảy sinh tiêu cực. Điều quan trọng nhất là trước khi kì thi diễn ra, chúng ta phải quán triệt các quy định, quy chế, đặc biệt cho cán bộ làm thi, để làm sao không có sự tiêu cực ở trong mỗi một khâu.

“Không nhất thiết phải đổi chấm chéo giữa các địa phương. Vì trên thực tế có rất nhiều tỉnh làm tốt khâu chấm thi. Quan trọng là việc giám sát thực hiện chặt chẽ các quy định, quy chế, có thể lắp thêm camera giám sát ở các điểm chấm nhằm hạn chế bớt tiêu cực. Bên cạnh đó là sự giám sát chặt chẽ của thanh tra Bộ, thanh tra Sở và PA83, đặc biệt là lực lượng công an có nghiệp vụ để phát hiện được các hành vi gian đối của cán bộ chấm thi”, bà Hằng đề xuất.

Trước ý kiến cho rằng có nên chấm thi trắc nghiệm theo cụm, hoặc chấm chéo, ông Nguyễn Đình Vĩnh - Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho rằng, đây hoàn toàn là vấn đề kĩ thuật và Bộ có thể chỉ đạo cho Sở làm.

Thứ nhất là chấm thi trắc nghiệm đưa về các cụm tập trung rất thuận lợi khi có đầy đủ cơ sở vật chất, chỉ hoán đổi các thành viên về mặt kĩ thuật xử lý bài thi chéo nhau và chúng ta yên tâm là kết quả chính xác. Thi trắc nghiệm bản thân nó là kết quả luôn chính xác, nếu không có sự can dự một cách có chủ ý của người làm công tác chấm thi.

Về tự luận, trước đây, một số năm c tổ chức chấm chéo giữa các tỉnh thành. Nay đảm bảo khách quan tuyệt đối, Bộ trở lại việc tổ chức chấm chéo cũng không gây khó khăn gì. Vấn đề là cần tính toán khoảng cách di chuyển của bài thi, để hoán đổi sao cho hợp lý.

Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh - Giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Long cũng cho rằng, Bộ GD-ĐT cần tiếp tục hoàn thiện quy trình chấm thi. Cần thành lập tổ chấm thi trắc nghiệm liên tỉnh hoặc khu vực, quyết định thành lập tổ chấm thi trắc nghiệm và phương án phân công chấm thi theo nhóm tỉnh hoặc khu vực do Bộ GD-ĐT ban hành và được bảo mật cho đến thời điểm phù hợp mới công bố.

Tổ chấm trắc nghiệm tiếp nhận đề thi từ các Hội đồng thi. Cán bộ tham gia chấm thi trắc nghiệm và lực lượng thanh tra, giám sát phải được cách li hoàn toàn với bên ngoài kể từ lúc tiếp nhận bài thi từ các Hội đồng thi (hoặc từ khi được tập trung; thời gian tập trung bao gồm thời gian tập huấn sử dụng phần mềm chấm thi và thời gian chấm thi) đến khi công bố kết quả thi tạm thời.

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD- ĐT: Tôi quá sốc với gian lận thi cử ở Hà Giang

PGS.TS.Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, sự việc này thật kinh khủng, làm khổ học sinh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN