Phương pháp giáo dục dễ áp dụng nhất của người mẹ có con trai học ĐH danh tiếng hàng đầu Trung Quốc

Sự kiện: Giáo dục

Nếu là người có con nhỏ trong độ tuổi từ 3 đến 15, cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng phương pháp giáo dục của người mẹ này.

Có câu nói: "Gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận". Nói một cách đơn giản, thói quen quyết định số phận. Vì thế, tương lai của một đứa trẻ, khả năng học và làm việc của chúng ít nhiều đều có liên quan tới thói quen.

Nếu con bạn đang trong độ tuổi từ 3-15 tuổi, cô Triệu, một người mẹ đang có con trai học tại ĐH Thanh Hoa - ngôi trường danh giá bậc nhất Trung Quốc sẽ gợi ý những phương pháp mà cô đã đúc kết được trong quá trình nuôi dạy con mình.

Về việc ăn uống

Cô Triệu cho rằng, ăn ít cũng không sao, không cần phải ăn quá no, chỉ cần 70% lượng thức ăn là đủ. Ăn vừa phả có lợi cho trí nhớ nhiều. Cố gắng cho trẻ ăn ít thịt, tăng cường rau củ, vì dư thừa mỡ sẽ ảnh hưởng đến não bộ, nhất là trí thông minh.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trẻ em có một số thời kỳ tăng trưởng và phát triển, đặc biệt là tuổi dậy thì, sự thèm ăn của trẻ sẽ tự nhiên tăng lên. Nếu trẻ bắt đầu thèm ăn sớm, chúng sẽ ăn ít ở tuổi vị thành niên. Đặc biệt không nên ép trẻ ăn nếu chúng không thích.

Về sức khỏe

Cơ thể là vốn liếng, rèn luyện thân thể là sự nghiệp xứng đáng để đầu tư cả đời. Nếu có sức khỏe tốt, chuyện học hành và công việc mới thuận lợi được. Vì vậy, việc duy trì thói quen ngủ sớm dậy sớm, vận động thể thao, tránh xa đồ ăn vặt gây hại cho não bộ.

Về tâm trí

Mọi người không có nghĩa vụ phải đối xử tốt với bạn. Nếu có ai đó đối xử tốt với bạn, bạn nên biết ơn, còn ngược lại thì đó cũng là điều bình thường trong cuộc sống. Không có sự công bằng tuyệt đối trong mọi thứ. Tấm lòng nhân ái rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến sự khác biệt trong cuộc sống sau này của một đứa trẻ.

Về cách ứng xử

Cô Triệu luôn nhắc nhở con mình rằng: "Con có thể học ít nhưng không thể vô tắc vô phép". Trong cuộc sống, phép tắc ứng xử là điều cực kỳ quan trọng, bắt buộc tất cả mọi người đều cần phải học.

Ảnh: bellmark

Ảnh: bellmark

- Không gây ồn ào khi ăn, nhất là khi dùng bữa ở nơi công cộng.

- Khi ngồi trên ghế cần khép đầu gối lại, không nên xoạc chân hoặc nghiêng ngã, nhìn rất xấu xí.

- Đến nhà người khác, không nên tò mò nhìn xung quanh, không tự tiện đụng chạm vào đồ của chủ nhà, không ăn ngấu nghiến. Đặc biệt, ăn xong cần có thiện chí giúp đỡ như dọn dẹp dù đối phương bảo không cần.

- Dù đó là món mình cực kỳ thích cũng không nên vô vập ăn ngấu nghiến, tránh vừa ăn vừa nói trông rất vô duyên.

- Khi người khác phục vụ mình, cần phải nói cám ơn để thể hiện sự tôn trọng. Không nên chỉ trỏ hoặc nghe lén người bàn bên cạnh nói chuyện.

Về điểm số

Cô Triệu luôn quan niệm rằng, việc học là trách nhiệm của mỗi đứa trẻ, nó cũng giống như người lớn thì phải làm việc. Nếu điểm thi của trẻ thấp, cô sẽ phân tích điểm sai ở đâu, là do không hiểu hay là làm bài ẩu. Cô cũng không bao giờ hỏi xem vị thứ trong lớp của con trai mình.

Phương pháp giáo dục dễ áp dụng nhất của người mẹ có con trai học ĐH danh tiếng hàng đầu Trung Quốc - 3

Cô chia sẻ: "Với nhiều người, nếu một đứa trẻ đạt được 99 điểm môn Toán, họ sẽ bảo là tiếc quá chỉ cần một chút nữa là đạt điểm tuyệt đối rồi, nhưng không sao. Thế nhưng cho rằng điều này không thể chấp nhận được. Tôi nhìn bài kiểm tra 99 điểm này và nghĩ về điều đó rất nhiều. Làm sao con mình có thể bất cẩn như thế được, tôi cần phải dạy cho con hiểu về sự quan trọng khi thiếu xót 1 chút như thế.

Cơ hội đến khi năm con trai học lớp 3, có một căn nhà bị sập khi đang xây dựng. Tôi đưa thằng bé đến đó và chỉ cho cháu hiểu rằng, chỉ cần tính toán sai 1 chút sẽ có sự chênh lệch trong giá đỡ chân móng nhà, hay tính toán sai lượng xi măng cũng khiến cho chất lượng tổng thể của căn nhà kém đi, nguy cơ sụp đổ nguy hiểm tới tính mạng rất cao.

Để con trai hiểu rõ hơn, tôi đưa ra dẫn chứng cái chết của gia đình 6 người mà lo lỗi tính toán bất cẩn như vậy làm sao có thể chấp nhận được. Tính mạng của con người có thể quy đổi ra tiền được sao.

Cuối cùng, con trai đã hiểu ra vấn đề, từ đó bài kiểm tra Toán của thằng bé luôn được điểm tuyệt đối".

Về bài tập

Khung thời gian làm bài tập về nhà luôn được ấn định mỗi ngày. Có một lần vì mải chơi mà quên làm bài tập, cô Triệu nói rằng, giờ nào việc nấy, nếu không làm xong bài tập mà đi chơi thì cần phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình.

Phương pháp giáo dục dễ áp dụng nhất của người mẹ có con trai học ĐH danh tiếng hàng đầu Trung Quốc - 4

Kể từ đó cho đến khi học hết cấp 3, nhiệm vụ đầu tiên sau khi về nhà là làm bài tập xong, sau đó mới được phép làm điều bản thân muốn.

Cô Triệu cho rằng, kỷ luật và không thỏa hiệp với những nguyên tắc đã đặt ra là cách để mỗi đứa trẻ bước vào khuôn phép, đồng thời nhận ra giá trị của thời gian.

- Về những lời chỉ trích

Khi con trai học tiểu học, con trai cô thường bị phạt, hay gay gỗ với bạn bè, không nghiêm túc trong lớp. Khi trở về nhà, cô Triệu tìm hiểu kỹ sự tình, nếu đó là lỗi của bạn học thì không phê bình, nhưng nếu đó là vấn đề của bản thân thằng bé, nhất định cần phải sửa sai.

Cô Triệu nhấn mạnh một điều quan trọng, cha mẹ nên hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực sau khi bị phạt có thể biến mất hay không và yếu tố lấy lại sự tự tin sau đó phụ thuộc rất lớn vào cha mẹ và giáo viên.

Sự tự tin trong cuộc sống của một người là điều rất quan trọng. Vì thế, ngay từ nhỏ cha mẹ cần giải quyết cảm xúc của trẻ và động viên trẻ lấy lại sự tự tin của bản thân.

Nguồn: [Link nguồn]

Để rèn tính tự lập, mẹ là hiệu trưởng bắt con gái mình phải làm những việc này từ năm 4 tuổi

Muốn con cái tự lập, cha mẹ cần phải học cách ''buông bỏ''. Đây chính là cách giáo dục mà người mẹ đang...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN