Những chiêu dạy trẻ hiểu biết về tiền một cách hiệu quả và thú vị nhất

Sự kiện: Giáo dục

Nên dạy cho trẻ có khái niệm về tiền bạc ngay từ khi chúng còn nhỏ. Đừng nghĩ khi bạn giải thích cho bé về tiền là khô khan, có rất nhiều bài học thú vị đơn giản về tiền bạc ngay trong cuộc sống hàng ngày có thể trở thành khoảnh khắc học tập, giúp bạn biến một chủ đề phức tạp thành một trò chơi.

Đập heo đất

Những chiêu dạy trẻ hiểu biết về tiền một cách hiệu quả và thú vị nhất - 1

Bắt đầu một cách dễ dàng và truyền thống với một con heo đất. Khi bạn đập heo đất nhớ gọi trẻ cùng tham gia, đây là thời điểm thú vị để dạy bé nhìn tiền, sờ vào tiền, nhận biết mệnh giá và đếm tiền (nếu trẻ đã biết đếm). Cho trẻ biết bạn để giành được bao nhiêu tiền trong thời gian bao lâu.

Tặng trẻ một hộp đựng tiền trong suốt

Hình ảnh này sẽ trực quan hơn, sinh động hơn và giúp bé dễ dàng nhìn thấy tiền đang dần nhiều lên trong hộp tiết kiệm, điều này sẽ kích thích trẻ có cảm giác thành tựu hơn.

Chơi trò chơi

Các trò chơi cổ điển như bán đồ hàng… trong trò chơi này trẻ sẽ học được các kỹ năng về tiền quan trọng như cách mua bán, trả giá, hoặc hiểu thế nào tiết kiệm tiền để mua nhà, mua xe…

Dạy trẻ về tiêu tiền thông qua mua đồ chơi

Những chiêu dạy trẻ hiểu biết về tiền một cách hiệu quả và thú vị nhất - 2

Dạy trẻ về tiền liên quan đến những thứ mà trẻ thích. Nếu bé thích đọc, giải thích giá tiền của sách. Nếu bé thích chơi thể thao, hãy giải thích chi phí của các thiết bị thể thao. Chỉ ra mua đồ của hãng nào tốt hơn, tiết kiệm tiền hơn…

Dạy cách tiêu tiền

Hàng tuần hãy phát cho trẻ một chút tiền tiêu vặt và hướng dẫn bé cách chi tiêu số tiền đó một cách hợp lý nhất. Ví dụ: Tiền mua đồ chơi, tiền để dành để mua quà tặng sinh nhật bạn, tiền mua đồ dùng học tập…

Cho trẻ đi chợ hoặc siêu thị cùng bạn

Những chiêu dạy trẻ hiểu biết về tiền một cách hiệu quả và thú vị nhất - 3

Cho trẻ đi mua bán cùng bạn là một cách tuyệt vời nhất để giới thiệu với trẻ về tiền bạc đồng thời còn được tận hưởng thời gian vui vẻ của gia đình. Cho trẻ thấy niềm vui (và trách nhiệm tài chính) của việc mua đồ và thậm chí có thể dạy trẻ biết cách mặc cả với giá tốt hơn.

Làm từ thiện

Tiết kiệm là một phần thiết yếu của tài chính lành mạnh nhưng việc từ thiện cũng vậy. Giúp trẻ chọn một tổ chức từ thiện mà chúng có thể cung cấp cho hoặc tình nguyện giúp đỡ như các lớp học tình thương nơi đó trẻ có thể giúp đồ dùng học tập, đồ chơi… những thứ trẻ đóng góp bằng tiền tự dành dụm hoặc tự làm thêm có được.  Nếu có thể, hãy đưa bé đi quyên góp trực tiếp thay vì gửi để bé có thể cảm nhận được niềm vui khi cho đi.

Lên kế hoạch cho một nơi nghỉ ngơi

Đi nghỉ hè cùng gia đình? Hãy cho các bé tham gia vào quá trình lập kế hoạch. Sử dụng công cụ tìm kiếm để khám phá chi phí vé máy bay, giá khách sạn... Từ những điều này trẻ sẽ hiểu giá trị của tiền bạc và của sự lao động

Học dự thảo ngân sách

Thay vì một bức thư hàng năm gửi ông già Noel, hãy khuyến khích trẻ viết ra tất cả những điều chúng muốn, sau đó xếp hạng từng mục. Điều này không chỉ dạy cho trẻ cách ưu tiên mua hàng, nó còn giúp bé biết cách dự trù ngân sách phù hợp với những món quà chúng muốn.

Dẫn dắt bằng ví dụ

Khi nói đến việc dạy con về tiền bạc, hãy làm gương. Trẻ có khả năng phát triển thói quen dựa trên hành vi của bạn, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đang thực hành thói quen kiểm soát tiền một cách tốt nhất.

Dạy trẻ biết quý trọng đồng tiền

Trẻ em liên tục yêu cầu đồ chơi hoặc nhãn hiệu quần áo mới nhất và sau đó nhanh chóng chán và chuyển sang đòi một thứ khác mà không quan tâm tới giá cả. Học cách nói “không” cho những đòi hỏi vô lý và thường xuyên của trẻ. Nói cho trẻ biết giá trị thật của các món hàng bé đòi và những khoản tiền mà bạn có thể kiếm được, giải thích cho bé hiểu về tiết kiệm cũng như không đáp ứng các nhu cầu vô lý và không chi tiêu cho những ý thích bất chợt. Dạy cho trẻ hiểu về ý nghĩa của “muốn” và “cần”.

Dạy trẻ lập kế hoạch tài chính

Nếu dạy cho trẻ lập kế hoạch tài chính và lập ngân sách sớm. Khuyến khích con đợi ít nhất một ngày trước khi quyết định mua thứ gì đó mà chúng thực sự muốn hoặc cần, và tìm ra thời gian hiệu quả nhất để mua. Ví dụ, có các cửa hàng sẽ giảm giá trong mùa tựu trường.

Sử dụng thẻ quà tặng

Thay vì mua cho con một món đồ chơi, hãy tặng chúng một thẻ quà tặng đến cửa hàng yêu thích của chúng. Điều này cho phép trẻ học cách cân nhắc chi phí trước khi mua.

Nhìn những ngôi trường này để thấy thời đi học của chúng ta vẫn quá sung sướng

Hơn 260 triệu trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn thế giới đã nghỉ học. Hàng triệu người phải đối mặt với những...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hàn Ly (Theo policygenius) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN