Nhiều tỉnh lùi thời gian bắt đầu năm học mới, chưa tổ chức dạy bậc mầm non và tiểu học

Sự kiện: Giáo dục

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, UBND nhiều tỉnh, thành phố quyết định lùi thời gian bắt đầu năm học mới, chưa tổ chức dạy học đối với bậc mầm non và tiểu học.

Nhiều khu vực Đắk Lắk từng chọn cách giao bài cho học sinh khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp

Nhiều khu vực Đắk Lắk từng chọn cách giao bài cho học sinh khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp

Chiều 2/9, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định lùi thời gian năm học mới 2021-2022. UBND tỉnh thống nhất tổ chức khai giảng chung bằng hình thức trực tuyến hoặc trên truyền hình vào ngày 5/9; tạm thời lùi thời điểm bắt đầu năm học mới đến ngày 15/9 để tập trung vào công tác phòng chống dịch, đồng thời để ngành Giáo dục và người dân có thời gian chuẩn bị thật tốt mọi điều kiện triển khai năm học mới.

UBND tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chuẩn bị kịch bản khai giảng năm học trình UBND tỉnh chậm nhất trong ngày 3/9 để xem xét phê duyệt đảm bảo việc triển khai thực hiện phù hợp với tình hình dịch bệnh; xây dựng phương án học trực tuyến cụ thể, chủ động, linh hoạt phù hợp với từng cấp học, từng khu vực, điều kiện thực tế của người dân, đặc biệt là người dân ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để việc dạy học trực tuyến đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Báo cáo phương án về UBND tỉnh chậm nhất trong ngày 6/9.

Trước đó tỉnh Đắk Lắk thống nhất cho học sinh khai giảng vào ngày 5/9 và tổ chức học tập từ ngày 6/9 bằng hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, sau đó Bộ GD&ĐT giao các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế để chọn thời gian tổ chức năm học mới.

Căn cứ vào diễn biến dịch bệnh cũng như khả năng triển khai học trực tuyến trên địa bàn, UBND tỉnh quyết định lùi năm học đến ngày 15/9. Sau thời gian trên, nếu tình hình dịch bệnh COVID-19 kiểm soát được thì tỉnh sẽ cho học sinh đến trường, nếu dịch bệnh vẫn phức tạp thì học sinh sẽ học trực tuyến và các hình thức dạy học khác phù hợp.

Ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk cho biết, việc dạy học trực tuyến sắp tới sẽ gặp rất nhiều trở ngại bởi nhiều khu vực vùng sâu vùng xa, học sinh thiếu thiết bị để học (điện thoại thông minh kết nối Internet); nhất là học sinh lớp 1. Do đó, Sở đã đã giao nhà trường căn cứ vào tình hình, điều kiện của từng địa phương để chọn hình thức học phù hợp như trực tuyến hoặc giao bài cho học sinh. Dù hình thức nào, cán bộ, giáo viên phải tập trung, bám sát tình hình học tập của học sinh mới thành công.

Tại Hà Tĩnh, Sở GD&ĐT tỉnh này yêu cầu các trường không tổ chức tựu trường tập trung mà thông tin cần thiết qua hình thức trực tuyến, qua các trang mạng xã hội và hướng dẫn học sinh, phụ huynh chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho năm học mới. Hoàn thành trước ngày 5/9/2021.

Riêng đối với lễ khai giảng chỉ tổ chức tại điểm Trường THCS Lê Văn Thiêm (TP Hà Tĩnh) và được phát sóng trực tiếp trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.

Việc tổ chức dạy học đối với giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, tạm thời chưa tổ chức dạy học cho đến khi có thông báo mới.

Việc tổ chức dạy học đối với giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, tạm thời chưa tổ chức dạy học cho đến khi có thông báo mới.

Việc tổ chức dạy học đối với giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, tạm thời chưa tổ chức dạy học cho đến khi có thông báo mới.

Đối với các trường học từ bậc THCS đến THPT, tổ chức hình thức dạy học trực tuyến, bắt đầu từ ngày 6/9.

Sở GD&ĐT Hà Tĩnh yêu cầu nhà trường nắm rõ hoàn cảnh gia đình của từng học sinh, từ đó phân thành nhóm để có giải pháp tổ chức dạy học phù hợp, đạt hiệu quả; đảm bảo không để bất kỳ học sinh nào không được học tập.

Nhóm học sinh có đủ điều kiện học trực tuyến, các trường phải chủ động xác định các môn học, nội dung học trực tuyến phù hợp. Thời lượng mỗi tiết dạy không quá 40-45 phút, mỗi buổi dạy không quá 4 tiết. Tổ chức dạy học từ thứ 2 đến thứ 7, trong đó, cấp THPT học từ 7h đến 11h; cấp THCS học từ 14h đến 17h hằng ngày.

Đối với học sinh không thể học được trực tuyến nhưng phụ huynh kèm cặp được, hiệu trưởng các trường chỉ đạo giáo viên bộ môn phối hợp với giáo viên chủ nhiệm chuyển giao nhiệm vụ học tập cho các em thông qua tin nhắn SMS, Vnedu, qua Zalo, Facebook hoặc gửi tài liệu đến các em học sinh.

Còn học sinh không học được trực tuyến và phụ huynh không kèm cặp được, nhà trường sẽ tham mưu với chính quyền địa phương để huy động sự giúp đỡ của hội phụ nữ, đoàn thanh niên, ban công tác mặt trận thôn... và phân công giáo viên kèm cặp; phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến” để giúp đỡ các em học tập.

Sau khi học sinh trở lại học trực tiếp, nhà trường sẽ tổ chức đánh giá chất lượng học sinh, bổ sung, ôn tập kiến thức cho các em chưa đạt yêu cầu, nhất là các em thuộc nhóm 2, nhóm 3.

Nguồn: [Link nguồn]

Lớp 1 học online: Sắp ban hành hướng dẫn, giáo viên đề xuất lùi lịch học 2 tuần

Ông Kiều Văn Minh, Trưởng phòng GDPT, Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, dạy học trực tuyến với học sinh lớp 1 trong tình hình hiện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huỳnh Thủy - Hoài Nam ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN