Nghiên cứu của Harvard: Học sinh đặt ra mục tiêu có khả năng thành công gấp 10 lần

Sự kiện: Dạy con

Nếu học kỳ 1 mọi thứ vẫn chưa tốt đẹp đối với con bạn, đây là thời điểm thích hợp để lập mục tiêu và kế hoạch cho học kỳ 2.

Tại Mỹ, người ta thường sử dụng phương pháp SMART để thiết lập và quản lý mục tiêu, nó rất thiết thực và hiệu quả. Phương pháp này phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Học sinh có mục tiêu và kế hoạch có khả năng thành công cao hơn

Tại Mỹ, vào ngày cuối năm, mọi người thường thích đặt ra một vài mục tiêu vào năm mới. Chẳng hạn như cựu tổng thống Obama từng viết trong bài viết của mình vào ngày đầu năm mới 2016 rằng:

“Tôi quyết tâm trong năm mới sẽ hoàn thành những công việc còn dang dở càng nhiều càng tốt. Tôi cần sự chung tay giúp sức của các bạn. Đó cũng là nhiệm vụ của tất cả người Mỹ”.

Nghiên cứu của Harvard: Học sinh đặt ra mục tiêu có khả năng thành công gấp 10 lần - 1

Mục tiêu của mỗi người rất khác nhau, đối với con cái còn đang đi học, chúng chỉ cần đặt ra một vài mục tiêu nhỏ. Việc cho trẻ đặt mục tiêu ngay từ nhỏ, kiên trì thực hiện là thói quen tốt để rèn luyện tính tự chủ.

Khi nhắc về ý nghĩa của mục tiêu, Đại học Harvard từng thực hiện một nghiên cứu và hỏi các sinh viên trong một lớp MBA rằng: “Bạn đã đặt mục tiêu cho tương lai của mình chưa”. Khi đó, 3% sinh viên cho biết họ đã có mục tiêu và kế hoạch cụ thể, 10% sinh viên nói rằng họ có mục tiêu trong đầu, 87% sinh viên nói rằng họ không có mục tiêu.

10 năm sau, nhóm sinh viên đó được theo dõi một lần nữa và kết quả khiến mọi người sửng sốt. Thu nhập trung bình của 10% sinh viên có mục tiêu cao gấp đôi 87% sinh viên không có mục tiêu. Điều thú vị hơn là thu nhập trung bình của 3% sinh viên có mục tiêu và kế hoạch cao gấp 10 lần thu nhập của 87% sinh viên không có mục tiêu.

Kết quả này cho thấy tầm quan trọng của việc đặt ra mục tiêu là rất lớn.

Trẻ em nên đặt mục tiêu như thế nào?

- Chú ý đặt mục tiêu từ nhỏ tới lớn

Nhiều trẻ đặt ra mục tiêu sẽ đạt được kết quả tốt hơn năm ngoái nhưng mục tiêu như thế này là quá rộng, không có hướng đi cụ thể, không dễ thực hiện. Điều cần làm là trẻ phải viết cụ thể chi tiết các mục tiêu từ nhỏ tới lớn.

Nghiên cứu của Harvard: Học sinh đặt ra mục tiêu có khả năng thành công gấp 10 lần - 2

Ví dụ, nếu một đứa trẻ muốn cải thiện khả năng nói tiếng Anh của mình, chúng có thể tập trung vào việc này mỗi ngày. Đặt mục tiêu cụ thể có thể thực hiện được và dễ dàng đạt được. Lập một kế hoạch nhỏ để cải thiện khả năng nói, chẳng hạn như:

- Nhớ 10 từ vựng mỗi ngày.

- Đọc sách tiếng Anh 10 phút trước khi đi ngủ.

- Thực hành 10 cuộc đối thoại bằng tiếng Anh mỗi ngày.

Sau khi cha mẹ và con cái cùng nhau thảo luận, họ nên ghi lại danh sách việc cần làm mỗi ngày vào một tờ giấy, nếu hoàn thành xong sẽ cảm thấy có cảm giác đạt được thành tựu.

- Thường xuyên nhắc nhở để duy trì động lực cố gắng

Việc đặt ra mục tiêu rất đơn giản, trẻ sẽ hào hứng và phấn khởi trong một khoảng thời gian nhưng không thể kiên trì, cha mẹ phải làm sao? 

Ví dụ, nếu lấy mục tiêu “cải thiện điểm số vào học kỳ mới”, cha mẹ cần thường xuyên nhắc nhở con về ước mơ của mình. Cha mẹ có cũng có thể hướng dẫn con theo cách này: Nếu con học tốt ở trường, con có thể nhận học bổng và chọn ngành học mình yêu thích, dần dần sẽ tiến gần hơn tới ước mơ của mình.

Lúc này, trẻ sẽ biết lý do tại sao mình cần phải cố gắng đạt điểm cao hơn và có thêm động lực để kiên trì. Chỉ cần thường xuyên để trẻ nhớ lại ước mơ của mình, động lực của chúng sẽ nhen nhóm mạnh hơn.

- Đặt mục tiêu vừa tầm với trẻ

Đối với trẻ nhỏ, đừng đặt ra những mục tiêu quá cao hoặc quá khó, nó dễ làm trẻ nản lòng. Mục tiêu cần vừa tầm với trẻ và cha mẹ nên bên cạnh để giám sát.

Nếu mối ngày phải học thuộc 50 từ vựng, học xong mới được đi ngủ, việc này e rằng sẽ rất khó với trẻ, chúng có thể mệt mỏi, khóc lóc, ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Điều quan trọng nhất trong việc đặt mục tiêu là thấy bản thân tiến bộ mỗi ngày. Nếu mục tiêu quá khó sẽ trở thành gánh nặng, cuối cùng dẫn tới phản tác dụng.

Nghiên cứu của Harvard: Học sinh đặt ra mục tiêu có khả năng thành công gấp 10 lần - 3

- Sử dụng “to do list”

Ví dụ khi trẻ nói “mẹ ơi, năm nay con phải học thật chăm chỉ, cố gắng đạt điểm cao trong kỳ thi cuối kỳ”.

Sau đó, cha mẹ nên khuyến khích, giám sát con cái thường xuyên trong việc làm bài tập về nhà, kiểm tra kết quả, tạo cho con động lực và sự tự tin.

Để theo dõi cụ thể quá trình này, cha mẹ nên gợi ý con sử dụng “to do list”. Việc lên danh sách các việc cần hoàn thiện trong ngày rất thiết thực trong công việc và nó cũng hiệu quả trong việc học của con cái.

Vì thế, cha mẹ có thể trở thành tấm gương trong việc này để giúp con cái rèn luyện thói quen tốt. Cha mẹ và con cái có thể ngồi lại và chia sẻ với nhau những dự định trong năm mới. Dù làm bất cứ chuyện gì cũng cần thực hiện từng bước một.

Bằng cách này, khi trẻ tự hình thành mục tiêu, kế hoạch sẽ được viết cẩn thận và cụ thể hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

5 quy tắc cha mẹ ước “giá mà mình biết sớm hơn” trong việc dạy con

Một vài nguyên tắc trong số này có thể trái ngược với các quan điểm dạy con truyền thống nhưng rất đáng để cha mẹ tham khảo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NHẬT DƯƠNG (Theo Parents) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN