Nghiên cứu 75 năm của ĐH Harvard: Trẻ em học kém thường có chung 6 vấn đề này

Sự kiện: Giáo dục

Khi một đứa trẻ học kém, cha mẹ khoan trách móc con mình mà hãy tìm hiểu nguyên nhân thực sự đằng sau.

Nhiều cha mẹ than phiền rằng con mình có quá nhiều tật xấu khiến họ rất đau đầu. Trong quá trình trẻ phát triển, việc có những tật xấu là điều khó tránh khỏi, nhưng nếu không sửa sớm thì trẻ có nguy cơ học kém và không thông minh. Bằng chứng là Đại học Harvard đã tiến hành một nghiên cứu kéo dài lên tới 75 năm.

Julie Lythcott Haims là trợ lý của hiệu trưởng Đại học Stanford, Mỹ, đồng thời là một nhà giáo dục nổi tiếng, cô đã có một bài thuyết trình về cách nuôi dạy con cái không có hình thức kỷ luật quá mức.

Sau bài phát biểu của cô, Đại học Harvard đã tiến hành nghiên cứu về điều đó. Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào sự phát triển IQ của trẻ và những trải nghiệm khi chúng lớn lên. Cuối cùng, người ta phát hiện ra rằng, chỉ số IQ của trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố gia đình.

Các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu và phát hiện ra những đứa trẻ học kém, IQ thấp thường có chung 6 vấn đề, cha mẹ cần phải sửa càng sớm càng tốt.

Nghiên cứu 75 năm của ĐH Harvard: Trẻ em học kém thường có chung 6 vấn đề này - 1

1. Ăn sáng qua loa

Ngày nay, nhiều cha mẹ thường bận rộn với công việc và không muốn dậy sớm nấu ăn. Trẻ thường chỉ ăn một chút hoặc mua thứ gì đó ăn tạm. Cách ăn uống này không đảm bảo về mặt dinh dưỡng, lâu dài sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Khi trẻ ở trong giai đoạn phát triển nhanh về thể chất, nếu không chú ý đến bữa sáng, nó sẽ dẫn tới trạng thái tinh thần không tốt, không thể tập trung cả ngày, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của não bộ.

2. Học hành, nghỉ ngơi thất thường, thức khuya, ngủ nướng

Áp lực học hành của trẻ em ngày càng lớn, khiến chúng thường phải thức khuya để làm bài tập. Một số khác thì sau khi làm bài tập xong còn nấn ná thức khuya để chơi game. Việc học và nghỉ ngơi không lành mạnh như vậy trong thời gian dài sẽ khiến trẻ thiếu hụt năng lượng, trí nhớ giảm sút, tự nhiên sẽ không còn cảm thấy hứng thú trong học tập nữa.

3. Không có không khí học tập ở nhà

Cha mẹ có bao giờ thắc mắc rằng nhiều học sinh rất thích đến thư viện hoặc phòng học để nghiên cứu không. Chính vì những nơi này rất yên tĩnh, thích hợp cho việc đọc sách và học tập.

Tuy nhiên, một số phụ huynh sau giờ làm việc, họ trở về nhà mở ti vi, chơi trên điện thoại, phát ra những âm thanh ồn ào khiến con cái không thể nào tập trung học. Một đứa trẻ dù có thông minh tới đâu đi chăng nữa, chúng cũng khó phát huy hết sức lực của mình nếu không được rèn luyện mỗi ngày.

4. Cha mẹ thường lớn tiếng chỉ trích con cái

Khi con cái mắc lỗi, phản ứng đầu tiên của cha mẹ là quát mắng hay chỉ trích. Đây là phương pháp nuôi dạy con phổ biến của hầu hết cha mẹ. Họ thường không nghe con cái giải thích và cũng hiếm khi chủ động giao tiếp bằng lời nói để hiểu rõ tường tận sự việc.

Nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy, những đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ la mắng có suy nghĩ chậm hơn, trí nhớ cũng giảm sút.

5. Kìm nén cảm xúc của con cái

Cha mẹ luôn mong con mình nín ngay khi khóc, không được bộc lộ cảm xúc tức giận hay buồn bã. Nước mắt của trẻ cũng là một dạng xảm xúc để giải tỏa, nếu cha mẹ ép buộc, cưỡng chế, điều này chỉ khiến trẻ ngày càng trở nên lầm lì, ít nói, trầm cảm hơn.

6. Cha mẹ hay nói điều tiêu cực

Một số bậc cha mẹ có thói quen đánh giá thấp con cái của họ, cho dù chúng có làm tốt như thế nào, họ luôn tìm ra lỗi sai ngay từ đầu và nói những lời khó nghe gây tổn thương đến lòng tự trọng của một đứa trẻ.

Khi lòng tự trọng của một đứa trẻ bị tổn thương, nó sẽ dễ dẫn tới tâm lý lệch lạc, về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới chỉ số IQ và EQ.

Việc nuôi dạy con cái không hề đơn giản, bạn phải kiên nhẫn, chủ động học hỏi, cùng con lớn lên, nếu nhận ra những vấn đề này trong gia đình, cần phải sửa chữa kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Nguồn: [Link nguồn]

Nghiên cứu của ĐH Harvard: 3 nơi này càng lộn xộn, trẻ lớn lên càng thông minh

Mặc dù trẻ bày bừa đồ chơi ra nhà hay xới tung mọi thứ trong phòng, bố mẹ khoan la rầy trẻ vì đây chính là biểu hiện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN