Nếu không có những điều này, đừng chọn nghề giáo viên mầm non

Sự kiện: Giáo dục

Chịu được áp lực công việc, chịu được áp lực từ phụ huynh, thu nhập thấp... Đó là những vấn đề mà một giáo viên mầm non sẽ phải đối mặt trong thực tế.

Nếu không có những điều này, đừng chọn nghề giáo viên mầm non - 1

Giáo viên mầm non - nghề có nhiều áp lực

Nếu không chịu được những áp lực này, không nên chọn nghề giáo viên mầm non

 Ninh Thị Vân Anh hiện đang là giáo viên dạy tại một trường mầm non của Nam Định. Tính đến nay, Vân Anh vào nghề đã tròn 15 năm.

 “Thú thực, lúc đầu, tôi vốn chưa thích nghề này. Nhưng ngày đó, bố mẹ nghĩ nó phù hợp với sức khỏe nên bố là người đã mua hồ sơ cho tôi đi học. Nhưng khi đi làm, tôi mới biết rằng, mình vốn rất yêu nghề này. Đúng là nếu không yêu nghề, bạn sẽ không yêu được trẻ” – Vân Anh nói.

 Sau 15 năm vào nghề, Vân Anh cho rằng cũng có nhiều mồ hôi và nước mắt đã đổ xuống.

 Trường mầm non ngày đó của Vân Anh chỉ là dãy nhà cấp 4 cũ, thấp và phòng học rất nhỏ. Một lần trưởng phòng và phó phòng giáo dục về kiểm tra, nhìn vào lớp, hai vị lãnh đạo của phòng giáo dục huyện nhà đã phải chắp tay bái phục. Một phòng học 4 cô quản lý 100 học sinh. 

 Nghĩ lại ngày đó đến giờ, cô Vân Anh vẫn thấy sao ngày đó mọi người có thể vượt qua. Bây giờ, phòng học đã được bổ sung, nâng cấp nên sĩ số lớp học đã giảm rất nhiều. 

 Khác với những ngành khác, giáo viên mầm non đòi hỏi từ những điều nhỏ nhặt nhất giáo viên cũng phải vượt qua. 

 “Những giáo viên mới vào nghề, ở những lớp nhà trẻ, làm quen với việc dọn vệ sinh lúc trẻ ị, đái cũng phải mất một thời gian mới quen. Chính vì vậy, bao giờ trong một lớp cũng có giáo viên cũ và giáo viên mới vào nghề để các cô kèm và hỗ trợ nhau” – Vân Anh chia sẻ.

 Buổi sáng, phụ huynh đến lớp, con cái họ được ăn mặc gọn gàng, mặt mũi sạch sẽ, đến chiều đón về, họ cũng muốn con của mình thật tươm tấp. Công việc của giáo viên mầm non bắt đầu lúc 8h sáng và kết thúc lúc 5h chiều hoặc muộn hơn. Nhưng suốt quãng thời gian ở trường, không lúc nào ngơi chân ngơi tay. 

 “Phụ huynh toàn tâm toàn ý giao con họ cho cô, nên cô phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho trẻ. Riêng mầm non, việc học không đặt lên hàng đầu mà quan trọng là dỗ dành và đảm bảo an toàn cho trẻ. Lúc nào đi họp giáo viên cũng được nhắc nhở phải đặt an toàn cho trẻ lên hàng đầu” – Cô Vân Anh chia sẻ.

 Giáo viên không chỉ mỗi việc dạy mà theo cô Vân Anh, cũng đủ thứ đổ lên đầu. Soạn bài, làm đồ dùng học tập, sổ sách. Thậm chí, với các bậc học khác, có lao công hay bảo vệ giúp việc vệ sinh lớp học trước khi đón học sinh thì ở mầm non, giáo viên mầm non phải làm từ A đến Z.

 Trong khi đó, cô Vân Anh cũng cho biết, trong quan niệm của phụ huynh ở miền quê, mầm non là bậc học không quan trọng. Chính vì vậy, trong mắt họ, giáo viên mần non chỉ là người giữ trẻ. Không những thế, thời gian gần đây, vấn đề bạo lực trẻ mầm non được đưa nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng nên phụ huynh cung đang tạo áp lực lên giáo viên. 

 “Nói thật nếu không yêu nghề không thể làm được giáo viên mầm non. Có yêu nghề thì mới yêu trẻ. Khi đã yêu trẻ thì sẽ không bao giờ có những hành phạt mang tính bạo lực hay thù hằn đối với trẻ” – cô Vân Anh tâm sự.

 Thu nhập thấp: áp lực vẫn chưa có lời giải

 Áp lực từ công việc, áp lực từ phụ huynh mỗi giáo viên mầm non đều có thể cố gắng vượt qua. Nhưng thu nhập thấp thì giáo viên đành bó tay.

 “Sau 15 năm ra trường, lương hàng tháng của tôi bây giờ la 5.5 triệu đồng. Ở đất làm nghề thủ công truyền thống, thì mức lương này của tôi chỉ bằng vài ba ngày công của các thợ lành nghề” – cô Vân Anh cho hay.

 Mức thu nhập này nhưng cô Vân Anh vẫn thấy mình may mắn. Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi của Chính phủ 2010 đã tháo gỡ được phần nào khó khăn cho giáo viên mầm non. Những giáo viên mầm non bây giờ mới vào nghề hiện nay chưa vào biên chế mà mới chỉ ký hợp đồng, mức lương khởi đầu chỉ khoảng 700.000đ/tháng. 

 Tuy nhiên, trong khi các bậc học khác, giáo viên đều có chế độ thâm niên thì những cô giáo mầm non như Vân Anh điều đó vẫn chỉ là những mong ngóng. 

Hiệu trưởng tại một trường mầm non của Hà Nội cũng thừa nhận, giáo viên mầm non hầu như sống bằng “thu nhập của chồng”.

 “Làm quần quật một ngày hơn 10 tiếng nhưng lương thì ba cọc ba đồng. Ngoài lương không có thêm bất cứ khoản thu nào khác. Nếu không sống bằng thu nhập của chồng thì chắc các cô không ai trụ được với nghề” – Vị hiệu trưởng này cho hay.

 Trong khi đó, một giáo viên khác không tiện nêu tên cho biết, để xin được công việc tại một trường mầm non nào đó cũng không đơn giản. Vẫn cứ nói thiếu giáo viên nhưng thiếu thì thiếu thật còn việc tuyển hay không, tuyển ai lại là chuyện khác. 

Thời gian vừa qua, có rất nhiều vụ bạo lực trẻ mầm non đã xảy ra. Mới đây nhất là vụ việc diễn ra tại nhóm trẻ độc lập Mẹ Mười ở Đà Nẵng. Một trong hai đoạn video clip ghi lại cảnh một phụ nữ cho trẻ nhỏ ăn bằng cách bắt trẻ nằm giữa nhà và liên tục đổ thức ăn vào miệng. Cháu bé bị lột áo, đè xuống sàn nhà la hét thảm thiết. Khi bị đổ thức ăn, nếu không chịu ăn lập tức bị người phụ nữ dùng giẻ nhét miệng và liên tục đập đánh. Công an quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng cũng đã phải vào cuộc và khởi tố vụ án bạo hành trẻ em.

Hút giáo viên mầm non, chuyện không hề dễ

Nhiều trường đào tạo ngành sư phạm cho hay, ‘giáo sinh’ mầm non chưa học xong đã được tuyển hết. Song thực tế thì...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nghiêm Huê (Tiền phong)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN