"Mẹ ơi, con muốn chơi thêm 5 phút" và câu trả lời quyết định tính cách trẻ

Sự kiện: Dạy con

Đây là câu nói quen thuộc với nhiều gia đình nhưng cách phản ứng của mỗi cha mẹ rất khác nhau, điều đó cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của đứa trẻ sau này.

Việc con cái mải mê chơi bên ngoài, xem TV hay dùng điện thoại di động khiến cho không ít cha mẹ cảm thấy bực mình. Có thể họ sử dụng một số mẹo nhỏ như thoả thuận thời gian vui chơi của con cái, ban đầu phương pháp này hoạt động có hiệu quả, nhưng dần dần trẻ chơi say mê hơn và quên luôn cả thoả thuận ban đầu. Khi hết thời gian vui chơi, chúng sẽ mè nhèo với cha mẹ rằng “con muốn chơi thêm 5 phút nữa”.

Khi trẻ đưa ra yêu cầu này, phản ứng của cha mẹ chỉ có 2 trường hợp:

Thứ 1: Bắt trẻ dừng lại với thái độ kiên quyết, nói “không”, mọi thứ cần được tuân thủ theo thoả thuận ban đầu. Là một đứa trẻ hiểu chuyện, chúng cần phải tuân thủ nguyên tắc đã đặt ra.

Thứ 2: Cha mẹ cảm thấy 5 phút sẽ trôi qua nhanh thôi, chắc đứa con cảm thấy chơi chưa đủ nên đồng ý cho thêm thời gian vui chơi.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đối với 2 trường hợp này, dù là cái nào đi chăng nữa cũng không phải là phương án tối ưu. Trên thực tế, nếu áp dụng phương pháp thứ 1, nghiêm khắc từ chối, điều này có thể khiến trẻ dừng ngay việc chơi đùa lại, nhưng cảm xúc sau đó của chúng sẽ rất tồi tệ, thậm chí phản kháng, đối đầu lại với những gì cha mẹ làm.

Tiến sĩ tâm lý Bruce Glenn cho biết: “Thường xuyên nói 'không' với trẻ là cách từ chối không phù hợp. Trẻ cảm thấy mình như bị cha mẹ phủ nhận hoàn toàn mọi thứ, làm gì cũng sai trái và tỏ thái độ tức giận”.

Có lẽ lý do khiến trẻ không muốn tắt TV hoặc điện thoại di động là do chúng chưa xem xong hoặc đang chơi game nửa chừng. Thế nên, ngay cả khi trẻ nghe theo thoả thuận ban đầu, tâm trí chúng vẫn nghĩ về những gì mình làm lúc nãy, không thể tập trung làm bất cứ thứ gì.

Có thể hiểu rằng, càng cấm đoán, càng kìm nén thì càng dễ hình thành khoảng trống, hình thành nỗi hận thù trong lòng trẻ thơ.

Trong trường hợp thứ 2, nếu cha mẹ đồng ý để trẻ tiếp tục chơi thêm 5 phút nữa, họ sẽ thấy có một vấn đề khác nảy sinh. Đó là sau khi chơi hết 5 phút, trẻ sẽ năn nỉ thêm 5 phút nữa và cứ nhiều lần như vậy lặp lại. Có lẽ đây là điều mà không phụ huynh nào mong muốn.

Nếu thỏa hiệp và nuông chiều một cách mù quáng, để đứa trẻ phá vỡ mọi nguyên tắc cha mẹ đặt ra, kết quả là cha mẹ không có tiếng nói uy nghiêm với con mình, điều đó chỉ khiến chúng ngày càng khó dạy dỗ hơn.

Phương pháp giúp trẻ nhỏ xây dựng ý thức về thời gian

- Khi thiết lập một thỏa thuận, hãy khiến trẻ chú ý đến nó

Phần lớn những thoả thuận giữa con cái và cha mẹ đều là lời nói. Trẻ có thể quên thỏa thuận này sau khi chơi một lúc, dù có sử dụng đồng hồ thì ngay cả khi hết thời gian, chúng sẽ giả vờ như không nhìn thấy.

Vậy thì cách tốt nhất là khiến trẻ chú ý đến thoả thuận đã đặt ra trước đó. Ví dụ, sau khi thoả thuận để trẻ xem TV, cha mẹ móc ngoéo tay với chúng. Hành động như giữ lời hứa này sẽ khiến trẻ chú ý nhiều hơn đến thoả thuận của mình.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

- Nhắc nhở

Sau khi đã thỏa thuận với trẻ, cha mẹ không được đặt hết hy vọng vào trẻ, mong chúng chủ động ngưng chơi. Lúc này, điều cha mẹ cần làm là nhắc nhở. Bạn có thể nhắc trước mốc thời gian đặt ra khoảng 5 phút, làm như vậy trẻ sẽ ý thức hơn về thời gian còn lại.

- Chuyển hướng sự chú ý

Nếu những cách trên không hiệu quả, bạn có thể sử dụng phương pháp cuối cùng. Ví dụ, khi một đứa trẻ cầm điện thoại di động và nói “con muốn chơi thêm 5 phút nữa”. Lúc này, bạn có thể trả lời rằng: “Không vấn đề gì, nhưng bây giờ mẹ muốn đi siêu thị. Con muốn ở nhà một mình hay đi cùng với mẹ?”

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là cho phép trẻ thoát khỏi suy nghĩ tiếp tục say mê chơi đùa mà phải suy nghĩ xem mình nên ở nhà hay đi cùng với mẹ. Khi trẻ suy nghĩ vấn đề mới này, tự nhiên chúng không còn phải xin xỏ về việc có nên chơi thêm 5 phút nữa hay không.

Nguồn: [Link nguồn]

Tại sao cha mẹ càng thúc giục thì con cái càng lì lợm, chán ghét, không nghe lời

Có một thực tế cho thấy, không phải bất kỳ những gì cha mẹ muốn tốt cho con mình cũng đều được trẻ đón nhận một...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN