Kiểm tra an ninh thầy cô chấm thi: Thất bại của 1 nền giáo dục thiếu niềm tin

“Ban đầu tôi tưởng đây là an ninh sân bay nhưng đó lại là cảnh nhân viên công an, bảo vệ đang khám xét các cô giáo trước khi vào phòng chấm thi. Dù hiểu cách nào thì việc làm ấy cũng thể hiện sự thất bại thê thảm của 1 nền giáo dục thiếu niềm tin và lòng tự trọng”, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống cho hay.

Ngày 3/7, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An làm trưởng đoàn kiểm tra công tác chấm thi, kỳ thi THPT quốc gia 2019 tại “điểm nóng” thi cử Sơn La khi năm 2018 nơi này đã xảy ra vụ gian lận thi cử “vô tiền khoáng hậu”. 

Khu vực chấm thi tại Sơn La có hàng rào bảo vệ, các lực lượng y tế và có các phương án đề phòng sự cố.

Kiểm tra an ninh thầy cô chấm thi: Thất bại của 1 nền giáo dục thiếu niềm tin - 1

Cán bộ chấm thi bị kiểm tra an ninh (Ảnh: Lao động)

Khu vực chấm thi được công an bảo vệ 3 vòng nghiêm ngặt, trong đó vòng 1 có 4 công an bảo vệ khu vực chấm thi tự luận và khu vực chấm thi trắc nghiệm, phòng bảo quản bài thi.

Vòng 2 có 2 nhân viên an ninh trực 24/24h, vòng 3 có cảnh sát bảo vệ trong giờ làm việc. Các phòng bảo quản bài thi, chấm thi đều theo đúng quy định.

Các cán bộ lên khu vực chấm thi phải được cán bộ an ninh quét các thiết bị điện tử. 

Kiểm tra an ninh thầy cô chấm thi: Thất bại của 1 nền giáo dục thiếu niềm tin - 2

Cán bộ chấm thi bị kiểm tra an ninh (Ảnh: Dân trí)

Ngay sau khi bức ảnh về khu vực chấm thi ở Sơn La được đăng tải đã gây nhiều ý kiến tranh cãi. PGS.TS Đỗ Ngọc Thống – Tổng chủ biên chương trình Ngữ Văn (chương trình GDPT tổng thể) chia sẻ: “Ban đầu tôi tưởng đây là an ninh sân bay đang làm nhiệm vụ kiểm tra hành khách trước khi bay. Ai ngờ đó lại là cảnh nhân viên công an, bảo vệ đang khám xét các cô giáo trước khi vào phòng chấm thi.

Tôi không hiểu tại sao phải làm thế này. Phòng chấm thi đã gắn máy quay 24/24, có người quản lí việc chấm bài... sao còn phải khám xét giáo viên như thế? Cần có biện pháp để ngăn chặn gian lận trong thi cử là đúng nhưng không phải thế này, không làm thế được; không thể xúc phạm lòng tự trọng vốn đã đầy thương tích của người thầy.

Làm thế chỉ cho thấy hoặc là xã hội rất coi thường người thầy, không còn chút niềm tin nào với họ, hoặc là đội ngũ giáo viên rất tệ, đáng bị coi thường, không có lòng tự trọng, không thể tin được... Dù hiểu cách nào thì việc làm ấy cũng thể hiện sự thất bại thê thảm của 1 nền giáo dục thiếu niềm tin và lòng tự trọng.

Nếu đi chấm thi bị như thế tôi sẽ bỏ về ngay lập tức”.

Cũng liên quan đến vấn đề trên, một giáo viên giấu tên ở Sơn La cho hay: “Giáo viên chấm thi như chúng tôi chịu quá nhiều áp lực từ sai phạm của một số lãnh đạo Sở GD&ĐT Sơn La trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.

Dẫu biết bị kiếm tra như vậy là xúc phạm lòng tự trọng của cái nghề mà từ trước đến nay chúng ta vẫn nói “nghề cao quý nhất” nhưng chúng tôi cũng chẳng thể làm gì khác.

Giáo viên bây giờ đâu có quyền được nói tiếng nói của mình, chúng tôi thấy lòng tự trọng bị xúc phạm đấy, thì sao?

Nhiều người nói sao thấy bị xúc phạm mà không bỏ về? Xin thưa, nếu bỏ về thì chúng tôi bị kỷ luật. Lại đang giảm biên chế với lại trả lương theo vị trí việc làm nữa. Không có lương thì lấy gì nuôi con.…”.

Nhiều người khác cũng cho rằng, chấm thi mà bị rà soát đến mức này thì không thể chấp nhận được, rõ ràng đây là sự xúc phạm đến nhân phẩm nhà giáo, giáo viên chấm thi mà  bị kiểm tra không khác gì tội phạm. Cần phải chấm dứt ngay việc làm này".

Thực hư chuyện này ra sao xin được chờ câu trả lời của Bộ GD&ĐT.

Tuyển sinh ĐH-CĐ 2019: Thí sinh có 3 ngày điều chỉnh nguyện vọng “nháp”

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ GD&ĐT về công tác tuyển sinh năm 2019, các thí sinh có 3 ngày để thực hành làm quen với...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Thanh ([Tên nguồn])
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN