Học ngắt quãng: Phương pháp “vàng” giúp trẻ tiến bộ thần tốc trong việc học

Sự kiện: Dạy con

Không phải cứ gắng sức tập trung trong thời gian dài là tốt, giáo sư Barbara Oakley chỉ ra những sai lầm mà nhiều người mắc phải, điều này giúp ích rất nhiều cho học sinh.

Trẻ em học tập như thế nào là hiệu quả nhất? 

Giáo sư Barbara Oakley tại Đại học Oakland, Michigan, Mỹ đã giải mã hoạt động của não bộ, phá vỡ những quan niệm thông thường về sự tập trung mà hầu hết mọi người vẫn nghĩ. 

Mặc dù bà là giáo sư kỹ thuật, có khả năng học toán rất tốt nhưng trên thực tế, từ tiểu học tới trung học, toán và khoa học là 2 môn bà học kém nhất, thậm chí coi chúng như “thuốc độc”. Bà thường xuyên thi rớt môn toán và trở nên rất ghét môn học này.

Giáo sư Barbara Oakley.

Giáo sư Barbara Oakley.

Thế nhưng giờ đây, bà trở thành giáo sư về kỹ thuật, một người nghiên cứu về mô học, khoa học thần kinh… Không thể không tự hỏi, điều gì đã thay đổi bà?

Khi trả lời những câu hỏi liên quan đến khoa học thần kinh trừu tượng và khó hiểu, Oakley luôn có thể tìm ra những phép ẩn dụ đơn giản để mọi người dễ hiểu, mặc dù bà bẩm sinh không có khiếu về toán học và khoa học.

Dưới đây là một số triết lý giáo dục của giáo sư Oakley về não bộ, các bậccha mẹ có thể tham khảo:

1. Bộ não hoạt động như thế nào?

Bộ não học như thế nào? Sau khi giải thích những bí ẩn của bộ não bằng các thuật ngữ nghiên cứu chuyên nghiệp như kỹ thuật pomodoro, chế độ tập trung… giáo sư Oakley đã rút ra một kết luận: Nguyên tắc cốt lõi là việc học nên được xen kẽ giữa tập trung và nghỉ ngơi. Nếu liên tục tập trung học thì hiệu quả không cao, khi được thư giãn não bộ sẽ tiếp tục xử lý những gì bạn đang tập trung vào.

Khi bạn tập trung làm một việc, bộ não đang ở chế độ tập trung. Khi bạn thư giãn, bộ não ở chế độ thư giãn.

Học ngắt quãng: Phương pháp “vàng” giúp trẻ tiến bộ thần tốc trong việc học - 2

Ví dụ: Khi đọc một cuốn sách hoặc giải một bài toán, bộ não sẽ ở chế độ tập trung. Khi bạn tắm vào buổi sáng, ngồi trên xe buýt và nhìn ra ngoài cửa sổ, đi dạo hoặc ngủ, bộ não đang ở chế độ khác.

Sau khi phát hiện ra chế độ mặc định của não bộ, các nhà thần kinh học đã chỉ ra rằng, trước đây người ta thường nghĩ não bộ hoàn toàn không hoạt động khi con người ở trạng thái nghỉ ngơi.

Thực tế không phải như vậy, khi con người thư giãn và nghỉ ngơi, mạng lưới chế độ định sẵn vẫn hoạt động. Ở trạng thái này, có sự tương tác giữa các vùng cụ thể khác nhau của não bộ, tạo nền tảng ổn định cho việc lưu trữ thông tin và giúp hình thành trí nhớ dài hạn.

Nếu bạn tiếp tục tập trung và sau đó gặp khó khăn, tư duy sẽ bị bế tắc. Nếu bạn gắng sức tập trung tiếp sẽ chỉ gặp khó khăn nghiêm trọng hơn, càng không thể giải quyết vẫn đề nên càng thất vọng. Lúc này, điều bạn cần làm là thư giãn.

Bộ não chuyển đổi giữa 2 chế độ sẽ là phương pháp học tập là tốt nhất.

2. Sự khác biệt giữa sự tập trung của người phương Đông và phương Tây

Có một công cụ quản lý thời gian khá hữu ích là phương pháp Pomodoro (phương pháp quả cà chua). Người phát minh ra thuật ngữ này sử dụng đồng hồ bấm giờ hình quả cà chua để thiết lập nhịp điệu 25 phút làm việc và 5 phút nghỉ ngơi, để sử dụng thời gian một cách hiệu quả.

Người phương Tây có thể chỉ tập trung vào một việc trong 15 phút, trong khi người phương Đông tập trung tốt hơn là 25 phút, nhưng họ cũng phải chuyển đổi giữa hai chế độ tư duy là tập trung và thư giãn.

Học ngắt quãng: Phương pháp “vàng” giúp trẻ tiến bộ thần tốc trong việc học - 3

Theo giáo sư Oakley, bà thường tập trung làm mọi việc trong 25 phút, nếu gặp khó khăn, bà dừng lại và nghỉ ngơi thêm 25 phút nữa. Điều này hoàn toàn có thể áp dụng cho trẻ em, quan trọng là sử dụng theo cách mà trẻ có thể hiểu được, chẳng hạn như tập trung học bài trong 25 phút trước, sau đó trao phần thưởng là cho ra ngoài chơi và thư giãn.

Một số cha mẹ để con tập trung học trong 25 phút, sau đó nghỉ giải lao rất lâu, rồi lại lập tức tập trung vào 25 phút khác, điều này là không hiệu quả. Thời gian nghỉ ngơi phải vừa đủ thì con mới học tốt hơn.

Không có kết luận khoa học nào về thời gian thư giãn. Thực tế là mỗi người mỗi khác, thời gian nghỉ ngơi cần thiết cho những việc khác nhau cũng khác nhau. Nghỉ ngơi 10 phút hay 20 phút đều được.

Trên thực tế, chúng ta không cần phải khăng khăng sử dụng kỹ thuật Pomodoro cho mọi thứ, đó chỉ là một cách để bạn bắt đầu. Có những nghiên cứu về thần kinh học cho thấy, ngay cả khi bạn không muốn làm điều gì đó, sau 20 phút làm việc đó, cảm giác khó chịu ban đầu sẽ dần biến mất.

Giáo sư Oakley đã làm việc với rất nhiều thiên tài toán học trong quân đội. Những người này đưa ra kết luận nhanh chóng nhưng họ hiếm khi đưa ra các giải pháp mới. 

Điểm mạnh của giáo sư Oakley là sự kiên trì và linh hoạt, những người chậm chạp có thể sáng tạo hơn và biết cách sử dụng những con đường khác. Phải có một khoảng trống trong đầu, để những điều mới có thể đi vào.

Học ngắt quãng: Phương pháp “vàng” giúp trẻ tiến bộ thần tốc trong việc học - 4

Giáo sư Oakley nghĩ rằng, một số trẻ em ghét môn toán và khoa học, không phải vì yếu tố bẩm sinh hay khả năng học tập, mà vì sự tự nguyện. Cô có 2 cô con gái, mặc dù cô không phải là kiểu “mẹ hổ” nhưng cô nhất quyết yêu cầu chúng thực hành một số điều cơ bản mỗi ngày, chẳng hạn như dành 20 phút cho môn toán.

Con gái lớn của cô bẩm sinh không giỏi toán lắm, nhưng hiện tại đang học ở Stanford. Điều này cho thấy chỉ cần mỗi ngày trẻ học một chút thì vẫn có thể học tốt. Cô con gái thứ hai có năng khiếu về toán học nhưng không có hứng thú với toán học, hiện đang học đại học chuyên ngành nghệ thuật video.

Mặc dù năng lực toán học và khoa học của học sinh nam và nữ là ngang nhau nhưng mọi người thường chọn những gì mình giỏi. Thật không may, chúng ta thường bảo trẻ em "hãy theo đuổi đam mê của chính mình", vì vậy một số nữ sinh cảm thấy ngôn ngữ của mình tốt hơn nên phát triển theo hướng này. Điều này thường khiến các em sai lầm trong các lựa chọn cuộc sống.

Con người luôn có xu hướng chọn những gì dễ làm, nhưng nếu chỉ chọn những gì dễ làm, họ lầm tưởng rằng khả năng tốt là niềm đam mê. Sau đó, họ sẽ “chen chúc” trên cùng một chiến trường với những người có khả năng trung bình.

Nhiều người cho rằng, học sinh châu Á giỏi toán vì học sớm hơn học sinh phương Tây chứ không phải vì học giỏi hơn. Trên thực tế, có nhiều sinh viên châu Á học tập tại Mỹ giành được giải thưởng về toán học và vật lý.

Học ngắt quãng: Phương pháp “vàng” giúp trẻ tiến bộ thần tốc trong việc học - 5

3. Đừng để sự trì hoãn bị dẫn dắt bởi bộ não

Sự trì hoãn có lẽ là vấn đề lớn nhất đối với sinh viên, học sinh. Nhiều người trì hoãn vì nếu tâm lý họ không muốn làm một việc gì đó, não của họ sẽ tìm cách chuyển sang làm việc khác để chấm dứt cảm giác đau đớn. Nếu bộ não lừa bạn ngừng làm việc đó, bạn phải tìm cách chống lại nó.

Đừng nghĩ trong lòng: “Mình sắp hoàn thành việc này”, mà hãy nghĩ: “Mình chỉ cần dành 25 phút để làm việc này.”

Việc học cũng giống như làm một chiếc bánh to, phải có nhiều nguyên liệu, chiếc bánh phải có cốt bánh vững chắc thì mới có thể xếp từng lớp một. Nếu không học đều đặn hằng ngày mà trì hoãn học đến phút chót, bạn sẽ không thể xây dựng nền tảng kiến ​​thức vững chắc và hình thành khả năng và trí nhớ lâu dài.

Nguồn: [Link nguồn]

Nghiên cứu của đại học Michigan: Cha mẹ có những yếu tố này sẽ tác động tích cực đến điểm số của con cái

Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của con trẻ, vậy nên cha mẹ cần hết sức để ý đến con.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo PHƯƠNG HẠNH (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN