Giáo sư tâm lý học tại Đại học Harvard: Trẻ có EQ thấp thường lớn lên trong 8 kiểu gia đình này

Sự kiện: Dạy con

Những người có EQ thấp thường bị ảnh hưởng bởi môi trường gia đình suốt thời gian thơ ấu. Do vậy họ không biết cách hòa hợp bản thân với những người khác một cách chính xác.

Daniel Goleman - Giáo sư tâm lý học tại Đại học Harvard, đã tổng kết 5 dấu hiệu chứng tỏ chỉ số EQ thấp của trẻ mà cha mẹ có thể tham khảo. 5 dấu hiệu bao gồm: không kiềm chế được sự kích động cá nhân, không có khả năng trì hoãn sự hài lòng, không có năng lực thúc đẩy bản thân, không đọc được tín hiệu xã giao của người khác và không có năng lực đối phó với các căng thẳng trong cuộc sống.

EQ của mỗi cá nhân chủ yếu được học thông qua một quá trình dài. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy cha mẹ nên đầu tư bồi dưỡng EQ cho con cái hơn cả IQ. Chỉ số EQ của trẻ có thể được cải thiện theo thời gian nếu cha mẹ có phương pháp giáo dục đúng đắn. Tuy nhiên, ở một hướng ngược lại, chính giáo dục gia đình sai lệch cũng có thể gây ảnh hưởng xấu, khiến trẻ có EQ thấp sau khi lớn lên.

Dưới đây là 8 kiểu gia đình dễ nuôi dạy ra những đứa trẻ có EQ thấp, dễ chịu thua thiệt khi bước vào đời sau này:

1. Cha mẹ luôn thích phàn nàn trước mặt con cái

Cha mẹ luôn phải đối mặt với nhiều áp lực khác nhau và việc họ sinh ra năng lượng tiêu cực là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên nhiều bậc cha mẹ lại không tìm nguyên nhân từ bản thân mà thích đổ trách nhiệm cho người khác bằng cách kêu ca, trút giận.

Gia đình nên là nơi yên bình nhất, nên duy trì một bầu không khí thoải mái, tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh lại thường gặp áp lực ở công sở nên về nhà và bày tỏ sự không hài lòng trước mặt con cái. Thói quen này cực kỳ bất lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình kiểu này không biết tự phản ánh bản thân, khó có chỉ số EQ cao, khó kết bạn thực sự, có thái độ bi quan đối với cuộc sống và công việc, và chúng có năng lượng tiêu cực hơn.

Về vấn đề giáo dục con cái, những lời phàn nàn của nhiều bậc cha mẹ giống như một liều thuốc độc, sẽ ăn mòn dần thể xác và tinh thần của trẻ, ảnh hưởng trực tiếp đến cách trẻ nhìn nhận vấn đề. Ảnh minh họa

Về vấn đề giáo dục con cái, những lời phàn nàn của nhiều bậc cha mẹ giống như một liều thuốc độc, sẽ ăn mòn dần thể xác và tinh thần của trẻ, ảnh hưởng trực tiếp đến cách trẻ nhìn nhận vấn đề. Ảnh minh họa

2. Cha mẹ gắt gỏng

Để khiến con mình trở nên xuất sắc, nhiều bậc cha mẹ sẽ đưa ra đủ loại yêu cầu đối với con, chỉ biết chê con mà không có biện pháp rõ ràng để giúp con sửa sai. Chỉ cần con mắc lỗi nhỏ là họ sẽ lớn tiếng mắng mỏ, sẽ dùng ngôn từ để chì chiết, trừng phạt con.

Những đứa trẻ được nuôi dạy bởi những ông bố bà mẹ nóng tính, hay gắt gỏng sẽ dễ cáu kỉnh hơn những đứa trẻ bình thường. Lớn lên trong môi trường gia đình như vậy, EQ của trẻ thường khó cải thiện, tính cách cũng không được tốt.

3. Gia đình cha mẹ hổ, con yếu đuối

"Cha mẹ mạnh con yếu" dường như đã trở thành chuẩn mực trong phương thức tương tác giữa cha mẹ và con cái ngày nay. Điều này tưởng chừng như không có vấn đề gì bởi đó là bản năng yêu thương con cái của cha mẹ. Tuy nhiên, trên thực tế nó lại dễ tạo ra những đứa trẻ có EQ thấp, không chịu được áp lực trong cuộc sống.

Mô hình "cha mẹ hổ" có nhiều khả năng làm tăng trải nghiệm tiêu cực về bản thân của trẻ và trở thành nguồn gốc của lòng tự trọng thấp và cảm xúc tiêu cực. Trẻ sẽ cảm thấy mình yếu đuối và cần được bảo vệ, khi gặp phải việc gì dù chưa thử nhưng chúng rất thích nói "Con không làm được đâu" và phản ứng đầu tiên của chúng là "nhờ cha mẹ giúp". Nói chung, trẻ luôn rụt rè và sợ hãi trước mọi thứ.

Đối mặt với những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc thấp, không chịu được áp lực trong cuộc sống, cha mẹ cần biết cách "tỏ ra yếu đuối" với con đúng lúc. Nữ diễn viên Hoắc Tư Yến thường cố tình chịu thua và làm nũng trước cậu con trai Đỗ Vũ Kỳ (biệt danh Ah Ha). Khi đến trung tâm thương mại, Hoắc Tư Yến sẽ nhờ Ah Ha cầm đồ giúp. Cô ấy cũng sẽ nói với con trai rằng mình sợ trượt cầu trượt, và sau đó, Ah Ha như một hiệp sĩ dũng cảm, tay cầm tay dắt mẹ cùng trượt.

Hành động như một đứa trẻ và yêu cầu giúp đỡ vào những thời điểm nhất định không chỉ khiến trẻ cảm thấy cần thiết mà còn nuôi dưỡng tinh thần trách nhiệm, thúc đẩy trẻ trở nên chủ động và góp phần cải thiện một cách hiệu quả EQ của trẻ.

Những người có EQ thấp thường bị ảnh hưởng bởi môi trường gia đình suốt thời gian thơ ấu, do vậy họ không biết cách hòa hợp bản thân với những người khác một cách chính xác. Ảnh minh họa

Những người có EQ thấp thường bị ảnh hưởng bởi môi trường gia đình suốt thời gian thơ ấu, do vậy họ không biết cách hòa hợp bản thân với những người khác một cách chính xác. Ảnh minh họa

4. Cha mẹ luôn nói những lời gây tổn thương

Nếu lời nói của cha mẹ luôn đặc biệt gây tổn thương, chẳng hạn như khi đối mặt với những sai lầm nhỏ của con cái, cha mẹ có EQ thấp thường sẽ mắng con: "Sao con ngu thế, con thực sự chẳng làm được gì cả!".

Cách nói chuyện của cha mẹ sẽ ảnh hưởng một cách trực tiếp đến trí tuệ cảm xúc của trẻ, cách nói làm tổn thương người khác sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ và làm suy giảm sự tự tin của trẻ. Trẻ em lớn lên trong bầu không khí gia đình này lâu ngày dễ bị hèn nhát, tự ti, rụt rè và hay sợ hãi.

Vì vậy, nếu cha mẹ muốn nuôi dưỡng những đứa trẻ có EQ cao, họ cần chú ý đến cách nói của mình và dành cho con cái và những người khác sự tôn trọng đầy đủ trong lời nói và hành động.

5. Cha mẹ quá nhu nhược

Ở một diễn biến khác, những bậc cha mẹ quá mềm mỏng đến mức nhu nhược cũng khó lòng định hướng, bồi dưỡng EQ cao cho con được. Bản thân họ không dám bộc lộ cảm xúc của mình, lúc nào cũng nhún nhường, người khác bảo gì nghe nấy, không có chính kiến trong việc giáo dục con cái.

Những đứa trẻ sinh ra trong gia đình như vậy sẽ không có được định hướng tốt, dễ nhút nhát, không biết nói câu từ chối, từ đó dễ chịu thiệt hơn.

6. Cha mẹ tâm trạng thất thường và thường mất bình tĩnh trước mặt con cái

Nhiều cha mẹ không quản lý tốt cảm xúc của mình trong cuộc sống hàng ngày, thất thường và nóng nảy, dễ mất bình tĩnh. Khi lớn lên trong môi trường này, trẻ sẽ khó phán đoán hành vi, thái độ của cha mẹ, không biết cha mẹ sẽ "nổi giận" lúc nào, lâu dần trẻ sẽ trở nên rụt rè, hướng nội, bất an và có thể trở nên ủ rũ, cáu giận như chính cha mẹ.

Những cảm xúc tiêu cực của cha mẹ sẽ phủ bóng đen lên tâm hồn non nớt của trẻ. Cảm xúc của cha mẹ đối với con cái có liên quan trực tiếp đến chỉ số EQ và khuôn mẫu tương lai của trẻ. Vì thế, cha mẹ phải học cách kiểm soát và quản lý cảm xúc của mình, không được mang cảm xúc tiêu cực đến cho con cái, suy nghĩ kỹ trước khi hành động.

Giáo dục gia đình sai lệch cũng có thể gây ảnh hưởng xấu, khiến trẻ có EQ thấp sau khi lớn lên. Ảnh minh họa

Giáo dục gia đình sai lệch cũng có thể gây ảnh hưởng xấu, khiến trẻ có EQ thấp sau khi lớn lên. Ảnh minh họa

7. Gia đình không biết giao tiếp, nói chuyện

Người xưa có câu "lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Câu này không chỉ áp dụng trong xã giao bình thường mà ngay trong môi trường gia đình cũng rất đúng. Khi giáo dục con cái, cha mẹ không giỏi ăn nói thường ít khi cho mình sự khẳng định hay khen ngợi mà luôn mỉa mai, đả kích, chỉ trích con.

Ví dụ như: "Con xem, ABC lại kiểm tra được điểm cao nhất rồi kìa! Cùng học như nhau mà sao lại như thế? Con cũng học như người ta mà sao người ta lại giỏi hơn con?"...

Hành vi "khích tướng" này của cha mẹ là để nhằm tạo ra bầu không khí cạnh tranh cho con cái, hy vọng con cái có thể noi gương người khác, học hỏi điểm mạnh của người khác, vượt qua người khác, giành vinh quang cho cha mẹ. Tuy nhiên, cách làm này rất dễ gây phản tác dụng. Nó không chỉ khiến trẻ có EQ thấp mà còn không hề có tác dụng trong việc thúc đẩy trẻ cố gắng.

Những đứa trẻ thường xuyên phải nghe câu nói như vậy thường chán nản khi giao tiếp với bố mẹ và dễ dàng làm ra hành vi phản nghịch như một cách để đáp trả. Khi lớn lên, những đứa trẻ như vậy sẽ càng thiếu tự tin, không quyết đoán khi gặp vấn đề, thậm chí ảnh hưởng đến cả cuộc đời sau này.

Hoa có nhiều hình dạng khác nhau và hoa nở vào những thời điểm khác nhau. Cha mẹ thông minh sẽ trở thành chỗ dựa vững chắc của con chứ không phải người chỉ trích cuộc sống của con.

8. Cha mẹ thiếu tình cảm

EQ của một đứa trẻ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như trường học, bạn bè, gia đình,… Trong đó quan trọng nhất là ảnh hưởng của cha mẹ, một phần EQ của cha mẹ cũng được di truyền cho con cái, nếu bản thân EQ của cha mẹ không cao, thì EQ của trẻ cũng bị hạn chế.

Việc cha mẹ thể hiện tình cảm với nhau nghe thì đơn giản nhưng thực tế cũng là một cách cho thấy họ làm chủ được cảm xúc và biết truyền đạt cảm xúc. Bên cạnh đó, sinh hoạt giữa một gia đình hòa thuận, tình cảm sẽ giúp trẻ có được cảm giác an toàn, vì vậy sẽ tự tin hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

6 hành vi trên bàn ăn chứng tỏ trẻ có EQ thấp, cha mẹ cần uốn nắn ngay trước khi con lớn kẻo không kịp

Nghiên cứu của Đại học Harvard Hoa Kỳ chỉ ra rằng, EQ chính là chìa khóa quyết định thành công của một người. Bởi thế, cha mẹ cần nâng cao EQ cho con ngay từ sớm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tường Vy ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN