Dự kiến điểm chuẩn gần 20 trường đại học, ngành nào cao nhất?

Đại diện các trường đại học đã đưa ra những phân tích, dự đoán về điểm chuẩn các ngành học năm 2023 theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Theo đó, các trường dự kiến điểm chuẩn các ngành hot, mọi năm cao thì giữ ổn định. Một vài ngành ở mức điểm chuẩn thấp có thể giữ nguyên hoặc giảm một chút so với năm trước.

Điểm chuẩn các trường dự kiến như sau:

STT Trường đại học Điểm chuẩn dự kiến Điểm chuẩn năm 2022
1 Học viện Tài chính PGS.TS Nguyễn Xuân Thạch, Trưởng ban Quản lý đào tạo của Học viện Tài chính, dự đoán ít biến động, tăng/ giảm trong khoảng 0,5 điểm 25-26 điểm
2 ĐH Giao thông Vận tải PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải, cho hay các ngành có mức điểm chuẩn năm ngoái từ 24 điểm trở lên như Kỹ thuật cơ điện tử, Kỹ thuật ô tô, Kinh tế, Quản trị kinh doanh... năm nay có thể giảm, khoảng 0,5 điểm.Các ngành của trường liên quan đến kinh tế, điểm chuẩn phải từ 23 trở lên.Các ngành có mức điểm chuẩn năm ngoái từ 23 trở xuống dự kiến năm nay sẽ ít thay đổi.Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Quản lý đô thị, Kỹ thuật cơ sở hạ tầng: 18-20 điểmNếu thí sinh có mức điểm từ 21-22 có thể đăng ký xét tuyển vào những ngành Kỹ thuật nhiệt, Kỹ thuật Cơ khí động lực, Công nghệ kỹ thuật giao thông 17-26,25 điểm
3 ĐH Kinh tế Quốc dân PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo của Trường ĐH Kinh tế quốc dân dự kiến: điểm chuẩn của các ngành có điểm chuẩn cao năm ngoái (từ 28 trở lên) xác suất tăng sẽ thấp.Các ngành có mức điểm chuẩn thấp hơn, có thể sẽ ổn định 26,2-28 điểm
4 ĐH Thương Mại ThS Nguyễn Quang Trung, Phó Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Thương mại dự kiến: mốc cao nhất vẫn sẽ là 27 điểm.Nhóm thứ hai là các ngành năm ngoái có điểm chuẩn dao động từ 26 đến 26,5 như Kinh doanh quốc tế, Kinh tế quốc tế, Kế toán, Kiểm toán, Quản trị kinh doanh... điểm chuẩn năm nay có thể giảm nhẹ, khoảng 0,25 đến 0,5 điểm.Nhóm thứ ba là các ngành năm ngoái có điểm chuẩn dưới 26 (cụ thể ở mức 25,8) như Luật kinh tế, Tài chính - Ngân hàng, Hệ thống thông tin quản lý... dự kiến năm nay cũng sẽ giảm. 25,5-27 điểm
5 ĐH Công nghiệp Hà Nội TS Thân Thanh Sơn, Trưởng phòng Đào tạo của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội nhận định: những ngành năm ngoái có điểm chuẩn trong khoảng từ 21-26, năm nay có thể ổn định hoặc giảm nhẹ tùy từng ngành, trong khoảng 0,25 đến 0,5 điểm.Cũng với tổ hợp khối A00 và A01, các ngành năm 2022 có điểm chuẩn từ 26 trở lên có thể giảm khoảng 0,25 điểm.Còn với tổ hợp D01, nếu các ngành xét tuyển cùng với các tổ hợp khối D khác, điểm chuẩn các ngành đó năm nay dự kiến sẽ tăng khoảng 0,5 điểm so với năm 2022.Còn nếu xét tuyển tổ hợp D01 và cùng các tổ hợp A00, A01, điểm chuẩn có thể sẽ giữ ổn định so với năm 2022 22-26 điểm
6 ĐH Bách Khoa Hà Nội TS. Lê Đình Nam, Phó Trưởng phòng Tuyển sinh, Đại học Bách khoa Hà Nội, dự kiến điểm chuẩn: 20-27,5 điểm tùy ngành 23,03-28,29 điểm
7 Học viện Bưu chính Viễn thông PGS.TS Lê Hữu Lập, nguyên Phó giám đốc Học viện, đã đưa ra dự báo điểm chuẩn 21 -27+ tùy ngành 19- 27,25 điểm
8 ĐH Y Hà Nội PGS.TS Lê Đình Tùng, Phòng Quản lý Đào tạo, Trường ĐH Y Hà Nội dự kiến sẽ tăng nhẹ so với năm ngoái, phổ biến tăng ở mức 0,5 – 1,5 điểm. 19-28,15 điểm
9 Học viện Báo chí Tuyên truyền PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang – Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Truyên truyền nhận định:Điểm chuẩn khó thấp hơn năm ngoái đối với những ngành hot hay khối lý luận.Các ngành Báo chí, Quan hệ công chúng, Quảng cáo, Truyền thông đa phương tiện, Truyền thông đại chúng, Quan hệ quốc tế và dự kiến cũng sẽ là những nhóm ngành có mức điểm chuẩn cao năm nay. 22,8 - 29,25 điểm theo thang 30; từ 33,3 - 37,6 điểm theo thang 40
10 Trường ĐH Bách khoa TP.HCM PGS.TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhận định: Khoa học máy tính, Trí tuệ nhân tạo điểm chuẩn chung không tăng.Các ngành hot như: Logistic, Cơ điện tử, Ô-tô sẽ vẫn còn giữ thương hiệu và điểm chuẩn như năm trước. Các ngành trung bình có lẽ sẽ giảm điểm chuẩn chút do phổ điểm THPT năm nay có lẽ giảm chút.Các ngành: Bảo dưỡng công nghiệp, Kỹ thuật xây dựng, Cơ sở hạ tầng, Cơ khí… điểm chuẩn có thể sẽ thấp hơn. 54,6-75,99 (ĐGNL)
11 Trường ĐH Y Dược TP.HCM Dự kiến tăng khoảng 0,5 điểm 19,1 - 27,55 điểm
12 Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM TS Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, nhận định điểm chuẩn tăng/ giảm ở một số ngành.Những ngành xét tổ hợp B00 (Toán, Hoá, Sinh) dự kiến sẽ tăng nhẹ như nhóm ngành Dược, các nhóm ngành về Hoá, Thực phẩm, Sinh học, Môi trường.Những ngành xét các tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), C01 (Toán, Văn, Lý) và D01 (Toán, Văn, Anh) sẽ giữ nguyên hoặc có xu hướng giảm nhẹ so với năm ngoái, khoảng 0,5-1 điểm. 16,5-24 điểm
13 Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM ông Nguyễn Anh Vũ, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh và Phát triển thương hiệu, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM nhận định: xu hướng điểm chuẩn ngành Tài chính- Ngân hàng năm nay sẽ giảm nhẹ do với năm ngoái 22,56 đến 25,5 điểm
14 Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM PGS Đỗ Văn Dũng, Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM nhận định ngành Ngôn ngữ Anh, Sư phạm Anh sẽ tăng.Điểm chuẩn ngành Ô tô sẽ giảm từ 0,5 đến 1 điểm. 17 - 26,75 điểm
15 Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM Tổ hợp C00 có điểm trung bình là 19,04 (so với 2022 là 19,53), D01 có điểm trung bình là 18,56 (so với 2023 là 18,13) nên khả năng điểm chuẩn của các ngành của 2 tổ hợp này giữ ổn định, nếu có thay đổi có thể ở mức tăng hoặc giảm 0,5 điểm đến 1 điểm. 20 đến 28,25 điểm
16 Trường ĐH Công Thương TP.HCM Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh nhà trường nhận định: các ngành sẽ có xu hướng thấp hơn so với năm 2022, trong khoảng từ 0,5 - 2 điểm.Các ngành có điểm chuẩn cao nhất dự kiến là Marketing và Ngôn ngữ Trung Quốc với mức khoảng 22 điểm.Các ngành như Kinh doanh quốc tế, Kế toán, Tài chính ngân hàng, Công nghệ thông tin và Ngôn ngữ Anh có mức điểm chuẩn dự kiến là khoảng 21 điểm trở lên.Các ngành như Quản trị kinh doanh, Luật kinh tế, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có điểm chuẩn dự kiến là 20 - 21 điểm. Các ngành như Công nghệ thực phẩm, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Quản trị khách sạn có mức điểm chuẩn dự kiến là 20 điểm. Ngành An toàn thông tin dự kiến có điểm chuẩn là 19 - 20 điểm, Ngành Quản trị kinh doanh thực phẩm có mức điểm chuẩn dự kiến là 18,5 -19 điểm. Các ngành như Công nghệ sinh học, Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá có điểm chuẩn dự kiến là 18 - 19 điểm. Ngành Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm dự kiến có mức điểm chuẩn là 18,5 điểm. Các ngành có điểm chuẩn thấp dự kiến là Kinh doanh thời trang và dệt may, Công nghệ dệt may với mức khoảng 17 điểm. Các ngành còn lại có mức điểm chuẩn dự kiến khoảng 16 điểm.3 ngành nhóm Thương mại điện tử có điểm khoảng từ 22 điểm trở lên. Các ngành Công nghệ tài chính và Khoa học dữ liệu ở mức 17 - 19 điểm có thể trúng tuyển vào trường. 23-26 điểm
Điểm chuẩn ngành Logistics cao nhất gần 29 điểm, điểm chuẩn năm nay thế nào?

Điểm chuẩn ngành Logistics tính theo phương thức xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT trong 2 năm gần đây được Tiền Phong tổng hợp để phụ huynh và thí sinh tham khảo xét tuyển...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Hợp ([Tên nguồn])
Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN