Du học Mỹ không toàn màu hồng như bạn tưởng

Sự kiện: Giáo dục

Những sinh viên châu Á đang theo học ở nước ngoài đều có được những bài học cuộc sống khắc nghiệt. Từ những mâu thuẩn ý thức hệ đến phân biệt chủng tộc là những điều bất ngờ đối với nhiều bạn trẻ đến từ châu Á. Thực tế cuộc sống đại học ở nước ngoài khác xa với những gì họ mong đợi.

Khi Langou Lian, 22 tuổi, nhìn lại quyết định du học tại Hoa Kỳ, một ảnh hưởng đã được đưa ra: bộ phim High School Music của Disney Channel. Cô đã cho rằng mình mắc phải một sai lầm lớn.

Du học Mỹ không toàn màu hồng như bạn tưởng - 1

“Tôi ghét giáo dục ở Trung Quốc”, Lian chia sẻ, nhớ lại trường học với áp lực cao, tập trung vào vô số các bài kiểm tra tại tỉnh Tứ Xuyên quê hương của mình. High School Music trình bày một giải pháp thay thế: một bầu không khí vô tư, nơi ngay cả học sinh vị thành niên cũng độc lập, tự do nói lên suy nghĩ của mình và có một bảng các hoạt động xã hội để lựa chọn.

Nhưng sau khi cô đến Mỹ, hình ảnh màu hồng đó trở nên phức tạp, và dần nhuốm một màu xám.

“Một từ mô tả ấn tượng của tôi về nước Mỹ trước khi đến là ‘tự do’”, Lian, người hiện đang học tại Đại học California, Irvine, nói tiếp. “Sau khi tôi học ở đây một thời gian, tôi bắt đầu hiểu về xã hội Mỹ. Ấn tượng của tôi chuyển từ tốt sang xấu”.

Du học Mỹ không toàn màu hồng như bạn tưởng - 2

Sự mê hoặc của cô ấy và sự vỡ mộng sau đó là không phải phổ biến đối với những sinh viên Trung Quốc đi du học, nhưng nó cũng không hề ít. Lian là một trong 350.000 sinh viên Trung Quốc đại lục hiện đang theo học tại các trường đại học Mỹ - nhiều gấp 5 lần so với chỉ một thập kỷ trước. Sự tăng trưởng nhanh chóng như vậy đã đồng loạt diễn ra ở Úc, Anh, Canada và New Zealand. Bởi sinh ra và lớn lên tại Trung Quốc, khi đến với thế giới tư bản không ít người đã thấy mình bị cuốn vào một cuộc chiến ý thức hệ với phương Tây.

Khi còn ở nhà, tất cả những sinh viên này đều nghe nói về các tiêu chuẩn tự do, nhân quyền và dân chủ cho tất cả mọi người, nhưng điều này không thật sự đúng. Phần lớn sinh viên châu Á đều vấp phải sự kỳ thị cho dù không rõ ràng. Từ việc tham gia nhóm trong lớp học cho đến xin việc làm sau khi đã tốt nghiệp.

Bên cạnh đó, sinh viên châu Á luôn bị dè bửu bởi sinh ra trong một đất nước độc quyền, độc đảng. Han, một sinh viên năm thứ 3 cho biết: Kể từ khi đến Mỹ, anh đã thất vọng vì người Mỹ không quan tâm đến việc hiểu hay thậm chí là lắng nghe những quan điểm chính trị của người châu Á. Lớn lên ở Trung Quốc, anh giải thích, mặc dù dưới sự tuyên truyền của chính phủ, anh vẫn xem Mỹ là ngọn hải đăng của tự do, chủ nghĩa tự do và tinh thần cởi mở. Nhưng sau khi đến đát nước này, cũng như rất nhiều người khác, Han nhận ra rằng nó không giống như vậy. “Nếu bạn là người Trung Quốc, khi mọi người nói về chính trị và dân chủ, bạn sẽ luôn bị nhắm mục tiêu. Họ cố gắng đặt chúng tôi dưới một nhãn hiệu cực đoan, như 'Người Trung Quốc là những người yêu thích chế độ độc tài,' những thứ như cái đó. Đôi lúc, sự nhìn nhận rất hung dữ và độc đoán” Han chia sẻ.

Du học Mỹ không toàn màu hồng như bạn tưởng - 3

Theo Han cho biết hầu hết các bạn cùng lớp ở Trung Quốc của anh ấy có quan điểm phức tạp đối với chính sách của nhà nước và chỉ trích chính phủ này. Điều này khiến anh đặc biệt khó chịu khi các bạn cùng lớp ở Mỹ gạt bỏ các sinh viên Trung Quốc vì đã bị “tẩy não” và không phản đối chế độ độc đảng.

“Nếu chúng tôi bị tẩy não, tại sao chúng tôi lại đến Hoa Kỳ? Chúng tôi muốn tìm hiểu về cách mọi thứ hoạt động ở đây. Ngược lại, nhiều người Mỹ chưa bao giờ đến Trung Quốc, chưa bao giờ đọc bất cứ điều gì nghiêm túc về Trung Quốc và chỉ nghe tuyên truyền một chiều”.

Những thiên tài quân sự vĩ đại nhất thời cổ đại

Chiến tranh cổ đại hoàn toàn khác so với chiến tranh hiện đại, những nhà cầm quân cổ đại này phải cực kỳ giỏi giang,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hàn Ly (Theo magazines) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN