Dạy con về kĩ năng xã hội không hề khó nếu cha mẹ biết những mẹo hay này

Sự kiện: Dạy con

Tương tác với bạn bè của con giúp cải thiện trải nghiệm tương tác giữa cha mẹ và con cái tốt hơn bao giờ hết.

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng, kĩ năng xã hội chỉ được áp dụng sau giờ học. Trên thực tế, nó được áp dụng mọi lúc, mọi nơi và cha mẹ chính là tấm gương phản chiếu kĩ năng đầu tiên của mỗi đứa trẻ.

Hãy tạo ra những bối cảnh xã hội để trẻ trải nghiệm

Hầu hết trẻ sẽ không thể hiện được bản thân tại những nơi đông người. Điều này đòi hỏi chúng ta phải tạo ra những bối cảnh xã hội cho trẻ em, chẳng hạn như tổ chức một cuộc thi hùng biện trong gia đình, hoặc tổ chức tiệc sinh nhật tại nhà và mời bạn bè của trẻ đến nhà chơi. Điều này càng quan trọng hơn đối với những đứa trẻ có phần hướng nội, trẻ có thể rèn luyện lòng can đảm và khả năng thể hiện của mình thông qua những dịp như vậy, đồng thời có thể làm quen với “nhóm nhỏ” của chính mình và giúp trẻ có được sự tự tin trong xã hội.

Dạy con về kĩ năng xã hội không hề khó nếu cha mẹ biết những mẹo hay này - 1

Trau dồi kĩ năng “diễn xuất” bằng cách thực hành thường xuyên

Sau khi dạy trẻ cách ứng phó với những tình huống xã hội, cha mẹ hãy cùng con “đóng kịch” để trẻ quen với tình huống và dễ dàng hòa nhập nếu gặp phải tình huống tương tự bên ngoài. Việc mô phỏng qua các hoạt cảnh giúp trẻ làm quen dần và tự tin hơn khi lần đầu ứng xử tình huống với cha mẹ.

Bên cạnh đó, việc khen ngợi con trẻ không nên quá chung chung mà phải cụ thể, có như vậy khả năng hòa nhập vào tập thể sẽ tăng lên rất nhiều. Trong quá trình “đóng kịch” cha mẹ có thể liên tục cải thiện khả năng đối mặt với các tình huống khác nhau của con mình bằng cách tăng dần độ khó.

Dạy con về kĩ năng xã hội không hề khó nếu cha mẹ biết những mẹo hay này - 2

Dạy con cách đối phó với xung đột

Một tình huống khác cha mẹ cần tập cùng con đó là cảnh xung đột, để trẻ có thể xử lý khéo léo khi gặp bên ngoài. Cha mẹ có thể cùng con đóng vai, có thể tăng cường độ xung đột hết lần này đến lần khác, từ đối tượng xung đột đơn giản đến đóng vai kẻ bắt nạt, để trẻ học cách đối phó với các xung đột khác nhau.

Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý đến những rắc rối có thể xảy ra với con trẻ để hỗ trợ trau dồi kĩ năng, hướng dẫn trẻ cách đối phó. Thông qua một loạt các biện pháp như kể chuyện của chính bạn cho con bạn nghe, chơi “đóng kịch”, kể các câu chuyện tình huống, con bạn sẽ trở thành một chuyên gia xã hội dám nói, tự tin hành động và sẽ dễ thích nghi hơn với môi trường khi lớn lên.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Thương (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN