Cuộc sống hơn 200 em nhỏ mồ côi vì COVID-19 ra sao trước thềm năm học mới?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Mùa khai giảng nữa lại về. Rất nhiều em nhỏ năm nay không có cha mẹ ở bên đưa tới trường vì họ đã qua đời trong đại dịch COVID-19. Trong số hàng ngàn em nhỏ chịu nỗi đau mất người thân, có hơn 200 em đã được đưa tới Đà Nẵng, cùng sống chung dưới một mái nhà.

Đó là nơi cho các em con chữ, cơm ăn áo mặc, bù đắp tình thương và khích lệ các em sống biết vươn lên, vượt qua nghịch cảnh. Trường TH, THCS & THPT Hy Vọng (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) chở che những mầm xanh.

Các em đến từ 41 tỉnh thành trên cả nước, đủ độ tuổi. Về ngôi trường này, các em được tài trợ 100% chi phí học tập, ăn ở và sinh hoạt tại trường.

Các em đến từ 41 tỉnh thành trên cả nước, đủ độ tuổi. Về ngôi trường này, các em được tài trợ 100% chi phí học tập, ăn ở và sinh hoạt tại trường.

Ngày đầu còn bỡ ngỡ, rụt rè, nhớ nhà, nay các em đã hoà nhập, vui tươi, quen dần với cuộc sống nơi đây.

Ngày đầu còn bỡ ngỡ, rụt rè, nhớ nhà, nay các em đã hoà nhập, vui tươi, quen dần với cuộc sống nơi đây.

Các em mừng vui, tươi cười khi đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến thăm trường.

Các em mừng vui, tươi cười khi đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến thăm trường.

Cuộc sống hơn 200 em nhỏ mồ côi vì COVID-19 ra sao trước thềm năm học mới? - 4

Thật khó để tin, những mầm xanh vừa chịu tổn thương quá lớn lại sớm có ngày đứng trên sân khấu múa ca.

Ở trường Hy vọng, các em được bố trí 4 em ở một phòng. Từ chỗ xa lạ, các em đã gắn bó, sẻ chia với nhau vì cùng nỗi đau mất mát. Nhưng không bi luỵ, các em cùng động viên nhau vượt qua nghịch cảnh.

Ở trường Hy vọng, các em được bố trí 4 em ở một phòng. Từ chỗ xa lạ, các em đã gắn bó, sẻ chia với nhau vì cùng nỗi đau mất mát. Nhưng không bi luỵ, các em cùng động viên nhau vượt qua nghịch cảnh.

Một ngày của các em bắt đầu từ 6h, dậy tập thể dục, vệ sinh cá nhân, sau đó ăn sáng, đi học. Buổi chiều học chính khoá từ 13h30, sau đó sinh hoạt, thể thao.

Một ngày của các em bắt đầu từ 6h, dậy tập thể dục, vệ sinh cá nhân, sau đó ăn sáng, đi học. Buổi chiều học chính khoá từ 13h30, sau đó sinh hoạt, thể thao.

Lưu Hữu Nghị (16 tuổi, TPHCM) mất cả bố lẫn mẹ. Nghị đã bươn chải làm thêm để cho em gái Lưu Gia Nghi đi học. Nghị cũng khát khao con chữ, nhưng hoàn cảnh quá éo le. Cho đến khi được ngôi trường ngỏ lời và đón hai anh em ra Đà Nẵng, con đường trí thức mới được nối lại. “Mọi người ở đây đối đãi rất tốt với hai anh em. Em chỉ biết nói lời cảm ơn”, Nghị nghẹn giọng.

Lưu Hữu Nghị (16 tuổi, TPHCM) mất cả bố lẫn mẹ. Nghị đã bươn chải làm thêm để cho em gái Lưu Gia Nghi đi học. Nghị cũng khát khao con chữ, nhưng hoàn cảnh quá éo le. Cho đến khi được ngôi trường ngỏ lời và đón hai anh em ra Đà Nẵng, con đường trí thức mới được nối lại. “Mọi người ở đây đối đãi rất tốt với hai anh em. Em chỉ biết nói lời cảm ơn”, Nghị nghẹn giọng.

Ngoài văn hóa, các em còn được học các môn năng khiếu như võ thuật, vẽ, ca hát…

Ngoài văn hóa, các em còn được học các môn năng khiếu như võ thuật, vẽ, ca hát…

Và tham gia các hoạt động ngoài trời, các buổi sinh hoạt....

Và tham gia các hoạt động ngoài trời, các buổi sinh hoạt....

Các bạn nhỏ thích mê khi được thăm thú, chăm sóc khu vườn.

Các bạn nhỏ thích mê khi được thăm thú, chăm sóc khu vườn.

Với quan điểm giáo dục tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng sở thích, năng lực, thiên hướng phát triển riêng của từng học sinh, Trường Hy vọng mang đến những cơ hội mở để các em khai phá tiềm năng của chính mình, ở bất kỳ lĩnh vực nào, dù khoa học, công nghệ hay kỹ thuật, nghệ thuật, đồng thời giúp các em rèn giũa phát triển tối đa những tiềm năng đó.

Với quan điểm giáo dục tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng sở thích, năng lực, thiên hướng phát triển riêng của từng học sinh, Trường Hy vọng mang đến những cơ hội mở để các em khai phá tiềm năng của chính mình, ở bất kỳ lĩnh vực nào, dù khoa học, công nghệ hay kỹ thuật, nghệ thuật, đồng thời giúp các em rèn giũa phát triển tối đa những tiềm năng đó.

Ở đây, các em được rèn giũa tính kỷ luật, trách nhiệm. Từ những em cấp tiểu học được bày vẽ cách dọn dẹp vệ sinh tư trang và phòng ở cá nhân; cấp THCS biết chịu trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và biết tự giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Cho đến cấp THPT biết thích nghi với điều kiện và khả năng sống của mình, biết rõ định hướng nghề nghiệp, đích sẽ đến trong tương lai.

Ở đây, các em được rèn giũa tính kỷ luật, trách nhiệm. Từ những em cấp tiểu học được bày vẽ cách dọn dẹp vệ sinh tư trang và phòng ở cá nhân; cấp THCS biết chịu trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và biết tự giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Cho đến cấp THPT biết thích nghi với điều kiện và khả năng sống của mình, biết rõ định hướng nghề nghiệp, đích sẽ đến trong tương lai.

Và hơn hết là nhận được sự ấm áp từ những trái tim đồng cảm.

Và hơn hết là nhận được sự ấm áp từ những trái tim đồng cảm.

Bà Trần Thị Xuân Mai, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP. Cần Thơ (áo vàng) xúc động khi gặp lại những "đứa con" trong ngôi trường. Bà nói gần một tháng trước các cháu ra sân bay còn bỡ ngỡ, tủi thân. Giờ gặp lại thấy cháu nào cũng hoạt bát, vui tươi, hòa đồng với các bạn.

Bà Trần Thị Xuân Mai, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP. Cần Thơ (áo vàng) xúc động khi gặp lại những "đứa con" trong ngôi trường. Bà nói gần một tháng trước các cháu ra sân bay còn bỡ ngỡ, tủi thân. Giờ gặp lại thấy cháu nào cũng hoạt bát, vui tươi, hòa đồng với các bạn.

Ý tưởng xây dựng Trường Hy Vọng bắt đầu từ tháng 9/2021, do ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT (bìa trái) khởi xướng.

Ý tưởng xây dựng Trường Hy Vọng bắt đầu từ tháng 9/2021, do ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT (bìa trái) khởi xướng.

Đây là ngôi trường liên thông, dành cho trẻ mất cha mẹ vì đại dịch, mong muốn tạo ra môi trường để các em được chăm sóc, học tập, trưởng thành và góp phần xây dựng đất nước.

Đây là ngôi trường liên thông, dành cho trẻ mất cha mẹ vì đại dịch, mong muốn tạo ra môi trường để các em được chăm sóc, học tập, trưởng thành và góp phần xây dựng đất nước.

Hằng năm, các em được về thăm nhà ba lần (nhà trường cấp kinh phí đi lại hai chiều). Người nhà được đến thăm trường hai lần mỗi năm. Hoạt động của trường nhận được sự chung tay của nhiều đơn vị, tổ chức.

Hằng năm, các em được về thăm nhà ba lần (nhà trường cấp kinh phí đi lại hai chiều). Người nhà được đến thăm trường hai lần mỗi năm. Hoạt động của trường nhận được sự chung tay của nhiều đơn vị, tổ chức.

Nguồn: [Link nguồn]

Người tử tế: Người phụ nữ đơn thân bán nhà, bán xe dành tiền nuôi trẻ mồ côi

"Bao nhiêu công sức, bao nhiêu yêu thương của tôi đều gửi gắm hết lên các con. Tôi thương các con hơn cả bản thân mình nữa" - Cô Giáp Thị Sông Hương chia sẻ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Trần ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN