Chỉ có IQ mức trung bình nhưng nhà khoa học này đạt giải Nobel tận 2 lần

Ông tự nhận mình không phải là người thông minh mà chỉ có sự kiên trì và niềm đam mê với nghiên cứu khoa học.

Frederick Sanger luôn khẳng định mình chỉ là một người đàn ông bình thường. Ông có IQ mức trung bình, thời sinh viên chưa bao giờ được học bổng. Ông may mắn tìm được công việc nghiên cứu khoa học không lương, bàn thí nghiệm cạnh chuồng nuôi chuột, chỉ làm được 2-3 dự án trong năm, ít khi xuất bản các nghiên cứu khoa học, thậm chí không phải là một giáo sư.

Thế nhưng, một người bình thường như vậy lại giành được giải thưởng Nobel 2 lần.

Nghiên cứu khoa học không cần lương

Frederick không giỏi toán nên chọn học chuyên ngành hoá sinh ở trường đại học. Năm 1939, ông thuận lợi tốt nghiệp đại học ở tuổi 21. Đứng trước ngã rẽ cuộc đời, ông không biết mình nên làm công việc gì sau này.

Sau khi nhìn lại bản thân, ông nghĩ công việc nghiên cứu cũng khá thú vị. Vì thế, ông đã viết thư tới một số trường để xem liệu họ có công việc nào phù hợp với mình không.

Chỉ có IQ mức trung bình nhưng nhà khoa học này đạt giải Nobel tận 2 lần - 1

Với một bản lý lịch bình thường như vậy, rất khó để gây ấn tượng với các giáo sư nên Frederick liền viết thêm một câu ở cuối thư xin việc: “Tôi không thiếu tiền nên không cần lương”.

Được biết, Frederick sinh ra trong một gia đình rất giàu có. Nếu không nghiên cứu khoa học, ông chỉ có thể thừa kế tài sản của gia đình mình.

Không có gì đáng ngạc nhiên, các giáo sư rất hoan nghênh những người làm không cần lương như Frederick. Cuối cùng, ông chuyển tới nghiên cứu tại một phòng thí nghiệm ở Cambridge, Mỹ. Bằng cách này, ông bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu của mình.

Giải thưởng Nobel đầu tiên

Frederick không phải là người thông minh, ban đầu ông chỉ có thể cùng với các nhà nghiên cứu khác tiến hành thí nghiệm. Khi đó, phòng thí nghiệm của ông nằm dưới tầng hầm, suốt ngày không có ánh sáng mặt trời. Bàn làm việc của ông được đặt cạnh chiếc lồng nhốt chuột bạch. Dẫu vậy ông vẫn hài lòng với chỗ làm việc của mình.

Sau khi dần thích nghi với việc nghiên cứu khoa học, Frederick dần tự nghiên cứu và mục tiêu ban đầu của ông là giải trình tự protein.

Chỉ có IQ mức trung bình nhưng nhà khoa học này đạt giải Nobel tận 2 lần - 2

Do điều kiện kỹ thuật hạn chế nên lúc bấy giờ người ta chưa biết nhiều về cấu trúc của protein. Để làm rõ protein trông như thế nào, Frederick đã chọn insulin làm đối tượng nghiên cứu. Khối lượng công việc khổng lồ khiến ông lúc nào cũng chỉ ngồi trong phòng làm việc. Ông đã mất 10 năm chỉ để nghiên cứu và giải trình tự protein.

“Tôi thích nghiên cứu khoa học. Bạn không cần so sánh tiến độ với người khác, chỉ cần làm tốt công việc của mình", ông nói.

Frederick đã chứng minh cho mọi người thấy rằng, protein không phải là một đại phân tử bị rối loạn mà là một chuỗi axit amin cụ thể. Nghiên cứu này đã mang lại cho ông giải Nobel Hóa học năm 1958.

Giải thưởng Nobel thứ 2

Trong một thập kỷ dài kể từ khi giải trình tự protein mang lại cho Frederick giải Noebl đầu tiên, ông không đăng bất kỳ bài báo khoa học nào. Mặc cho những lời nói ra vào của mọi người, ông vẫn âm thầm làm thí nghiệm mỗi ngày.

Mục tiêu nghiên cứu tiếp theo của ông là DNA.

Chỉ có IQ mức trung bình nhưng nhà khoa học này đạt giải Nobel tận 2 lần - 3

Tên đầy đủ của DNA là axit deoxyribonucleic acid. Vào giữa thế kỷ 20, với sự phát triển của công nghệ, con người bắt đầu làm sáng tỏ bí ẩn của DNA từng chút một. Trong làn sóng này, nổi tiếng nhất chắc chắn là Crick và Watson, những người đã chứng minh một cách thần kỳ cấu trúc xoắn kép của DNA.

Trên cơ sở này, người ta muốn xác định sâu hơn thành phần cấu tạo của ADN. Cộng đồng học thuật vào thời điểm đó đã chứng minh DNA bao gồm 4 cách sắp xếp nucleotide. Nếu trình tự của các nucleotide này có thể được giải quyết, nó sẽ giải thích được rất nhiều điều về con người.

Công việc bấy giờ của Frederick là giải trình tự DNA.

Nhiệm vụ này khó hơn nhiều so với giải trình tự protein. Chủ yếu là do xét về số lượng trình tự, số lượng nucleotide trong một đoạn DNA nhiều hơn vài bậc so với số lượng axit amin trong insulin.

Đối mặt với thử thách khó khăn như vậy, Frederick chỉ có một chiến lược đối phó duy nhất: Đắm mình trong các thí nghiệm.

Ông từng nói: “Các nhà khoa học có 3 khả năng chính: suy nghĩ, giao tiếp và hành động. Tôi giỏi khả năng cuối cùng. Tôi có thể suy nghĩ tốt nhưng không giỏi giao tiếp lắm”.

Chỉ có IQ mức trung bình nhưng nhà khoa học này đạt giải Nobel tận 2 lần - 4

Để tập trung cho nghiên cứu này, Frederick đã từ chối hết các vị trí, kể cả chức chủ tịch viện nghiên cứu, trưởng nhóm nghiên cứu hay chuyên gia phản biện của dự án…

Ngay cả kiên trì như Frederick, độ khó của thí nghiệm này vẫn ngoài sức tưởng tượng.

Vào thời điểm đó, trong sổ ghi chép thí nghiệm của Frederick, kết luận phổ biến nhất là "kế hoạch này thật lãng phí thời gian, bạn phải bắt đầu lại từ đầu".

Sau gần 20 năm kể từ lúc đạt được giải Nobel, Frederick thông báo mình đã phát triển một bộ phương pháp giải trình tự DNA hiệu quả có tên là "phương pháp chấm dứt chuỗi dideoxy". Sau đó, nó còn được gọi là "phương pháp Sanger".

Frederick cùng với nhóm nghiên cứu giải trình tự thành công gen của một thể thực khuẩn với tổng số 5386 nucleotide. Trước đây, số lượng nucleotide mà con người có thể đo được tối đa chỉ là 80.

Sau đó, phương pháp này dần phát triển thành phương pháp giải trình tự DNA phổ biến trên thế giới.

Frederick Sanger đã giành giải Nobel Hóa học năm 1980 với công trình DNA này, mở ra cánh cửa cho các lĩnh vực nghiên cứu về sinh học phân tử, di truyền học và gen.

Dù nhận được 2 lần giải thưởng Nobel nhưng ông vẫn miệt mài trong phòng thí nghiệm. Vào một ngày, ông nhận ra mình đã đi tới giới hạn của bản thân: "Giải trình tự DNA là đỉnh cao trong nghiên cứu khoa học của tôi. Công việc tiếp theo chỉ đang xuống dốc”.

Một ngày năm 1983, ông tuyên bố mình dừng việc nghiên cứu và giải nghệ. Ông từ chối việc phong tước hiệp sĩ, chuyển tới sống trong một ngôi nhà nhỏ ở nông thôn và chuyên tâm chăm sóc khu vườn của mình.

Năm 2013, ông qua đời sau một giấc ngủ, hưởng thọ 95 tuổi.

Nguồn: [Link nguồn]

4 nhà khoa học nữ đoạt giải Nobel cùng chồng gây chấn động lịch sử

Những nghiên cứu của các nhà khoa học này đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nhân loại.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo NHẬT DƯƠNG (Theo Zhihu) ([Tên nguồn])
Những thần đồng - thiên tài nổi tiếng TG Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN