Bức thư người mẹ gửi con trai "tuổi nổi loạn" khiến ai cũng suy ngẫm

Sự kiện: Dạy con

Cha mẹ hãy đọc lá thư này trong khi con cái vẫn đang ở tuổi vị thành niên.

Lá thư người mẹ gửi tới con trai. (Ảnh minh họa)

Lá thư người mẹ gửi tới con trai. (Ảnh minh họa)

Cha mẹ là người thầy suốt đời của con cái. Từng lời nói, hành động của họ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển tính cách của một đứa trẻ. Dưới đây là một lá thư người mẹ viết cho đứa con trai của mình, mong rằng bạn có thể rút ra được những phương pháp giáo dục đúng đắn nhất.

“Con trai thân mến! Mẹ muốn viết cho con lá thư này, bởi đây là thời điểm thích hợp để con cần học một số điều. Có 3 lý do chính mà mẹ muốn trút ra những nỗi niềm tâm sự với con lúc này.

- Con đang đứng ở một cột mốc quan trọng của cuộc đời. Con đã có quãng thời gian tuổi ấu thơ bình yên và bây giờ con cần phải tiến về phía trước. Con đang bước vào độ tuổi đẹp nhất đời mình.

- Có một số điều nếu cha mẹ không nói với con thì sẽ chẳng ai chia sẻ với con.

- Chúng ta cần nhất trí với nhau, cha mẹ làm việc chăm chỉ, con nỗ lực học tập, tự giác và không cần ai lo cho ai.

Bên cạnh đó, mẹ có một số điều muốn nhắn nhủ tới con, từng lời mẹ nói ra hy vọng con hãy ghi nhớ trong lòng.

1. Mục tiêu

Con có thể không có lý tưởng lớn nhưng đừng bao giờ đánh mất mục tiêu của mình.

Con hãy nhớ rằng, chẳng ai quan tâm con học tập chăm chỉ như thế nào, mạnh mẽ ra sao, nếu trượt trong bài kiểm tra thì sẽ bị loại.

Con nên hiểu rằng, đống bài tập về nhà, chồng sách dày cộp, học ngày học đêm không phải là người lớn nhẫn tâm ép con làm, mà đó chính là thực tế phũ phàng.

2. Giá trị

Ở nhà con là tiểu hoàng đế duy nhất nhưng ở trường lại có quá nhiều tiểu hoàng đế, chẳng có ai coi trọng con như cha mẹ. Trừ khi điểm số của con xuất sắc, tài năng xuất chúng, giáo viên và bạn bè mới coi con như báu vật.

Xã hội này cũng vậy, sau này con muốn giàu hay nghèo, ở nhà trệt hay biệt thự, muốn người ta coi thường hay tôn trọng mình, bản thân phải sớm có ý thức và trách nhiệm về điều mình muốn.

3. Học tập

Ở trường, việc học là chính nhưng nó không phải duy nhất. Học giỏi mà cơ thể yếu ớt thì chẳng khác nào ‘ham đọc sách nhưng càng đọc càng thành lợn’.

Trong các cuộc gặp gỡ với bạn bè sau này, 20 tuổi người ta so sánh học vấn, 30 tuổi so sánh năng lực, 40 tuổi so sánh kinh nghiệm, 50 tuổi so sánh tài chính, 60 tuổi so sánh thể lực, 70 tuổi so sánh bệnh tật, 80 tuổi so sánh đường đến nghĩa địa còn bao xa.

Đến một lúc nào đó, con sẽ nhận ra rằng, sức khỏe còn quan trọng hơn cả tiền bạc. Tập thể dục đi con!

4. Tương lai

Tương lai của một người được quyết định bởi kiến ​​thức, năng lực và thái độ.

Kiến thức có thể được thu nhận thông qua học tập, năng lực có thể được phát triển thông qua thực hành, nhưng thái độ lại hình thành từ thói quen.

Con đôi khi thiếu tính kiên trì trong việc phát triển những thói quen tốt. Ngay bây giờ vẫn chưa quá muộn. Sau này, mẹ hy vọng rằng những thứ con làm đều mang lại lợi ích cho bản thân và cho cả người khác.

5. Bản thân

Ở trường, giáo viên không có nghĩa vụ phải đối xử tốt với con trừ khi con là người tôn trọng giáo viên trước. Các bạn không có nghĩa vụ quan tâm tới con trừ khi con là người quan tâm tới các bạn trước.

Trong cuộc đời này, không ai có nghĩa vụ đối xử tốt với con cả ngoại trừ mẹ và cha của con.

Đừng nghĩ thế giới không thể xoay chuyển nếu không có con, và đừng bỏ cuộc, bỏ bê bản thân khi con cho rằng mình thật tầm thường.

6. Bạn bè

Kết bạn cũng giống như đầu tư.

Tất nhiên, đầu tư phải xem xét lợi nhuận, nếu con tìm thấy một người bạn nhưng sau cùng họ lại đối xử tệ với con, điều đó chỉ chứng tỏ khoản đầu tư của con đã thất bại.

Nếu con muốn tìm một người bạn chân thành, hãy nhớ rằng khi con gặp khó khăn họ sẵn sàng bên cạnh. Vì người cười với mình rất dễ quên, còn người khóc với mình mới là người đáng nhớ nhất. 

7. Tình yêu

Không sớm thì muộn thì con cũng sẽ yêu thôi nhưng mẹ sẽ khuyên con với tư cách là một người từng trải rằng:

Đi dưới bầu trời đầy trăng sao bao giờ cũng đẹp, những lời nói ngọt ngào lại càng thêm quyến rũ nhưng con đừng quên rằng, trong thực tế còn có gió, sương, mưa, tuyết.

Có thể con yêu cô ấy nhưng cô ấy không yêu con. Có thể cô ấy yêu con nhưng con lại chẳng đoái hoài tới cô ấy. Có thể cô ấy và con đều yêu nhau. Con cần chấp nhận sự thật này như một lẽ tất nhiên.

Tình huống thứ 3 chắc chắn là rất hấp dẫn nhưng khả năng xảy ra là dưới 10%.

Vì vậy, đừng quá trông đợi vào vẻ đẹp của tình yêu, đừng quá thổi phồng nỗi buồn thất tình.

8. Khoảng cách

Là cha mẹ, ai cũng mong con mình đừng lớn nhanh quá. Nhưng mẹ đành chấp nhận rằng, đến một lúc nào đó, con sẽ có khoảng trời riêng thuộc về mình, khoảng cách về thời gian, không gian với cha mẹ ngày càng xa. Con cần nhớ rằng, dù con đi xa đến mấy, cha mẹ vẫn luôn hướng về con.

9. Được và mất

Khi con đạt được một điều gì đó khiến bản thân tự hào, hãy tỉnh táo vì trên đời này có quá nhiều người giỏi hơn con.

Khi con thất bại khiến bản thân thất vọng, suy sụp, hãy tiếp tục tiến về phía trước vì tương lai là thứ có thể thay đổi được còn quá khứ thì không.

10. Người thân

Mỗi người có một số phận riêng, có người chỉ bước cùng con một đoạn ngắn trong cuộc đời, nhưng cũng có người sẽ dõi theo con đến tận cùng con đường.

Dù không thể sát cánh cùng nhau nhưng họ vẫn luôn muốn cùng con chia sẻ nỗi đau trong lúc khó khăn. Đời này, dù có bên nhau bao lâu thì con hãy trân trọng khoảng thời gian họ dành cho mình”.

Nguồn: [Link nguồn]

Muốn sau này con cái ngoan ngoãn, hiểu chuyện, cha mẹ cần tuân thủ 3 nguyên tắc bắt buộc

Khi con cái còn nhỏ, việc sớm đưa ra các nguyên tắc sẽ rèn con vào lề thói đúng đắn, cha mẹ sẽ nhàn hơn khi dạy dỗ con sau này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN