Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: “Chỉ có 30% cử nhân công nghệ thông tin ra trường làm việc được ngay”

Trong số 50.000 cử nhân công nghệ thông tin ra trường thì chỉ có 30% làm việc được ngay còn 70% phải đào tạo lại.

Tại buổi tọa đàm “Phát triển nguồn nhân lực ICT trình độ cao: Gắn kết cơ sở giáo dục đại học – doanh nghiệp” diễn ra mới đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, kết quả khảo sát cho thấy trong số 50.000 cử nhân công nghệ thông tin ra trường thì chỉ có 30% làm việc được ngay còn 70% phải đào tạo lại.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, hiện cả nước có 235 trường đại học, trong đó có 50 trường đào tạo công nghệ thông tin, hàng năm khoảng 50.000 sinh viên công nghệ thông tin ra trường. Tuy nhiên, số lượng so với nhu cầu phát triển doanh nghiệp công nghệ thông tin, nhất là theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, từ nay đến 2020 có 1 triệu doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó rất ưu tiên khởi nghiệp công nghệ thông tin, là rất thiếu.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: “Chỉ có 30% cử nhân công nghệ thông tin ra trường làm việc được ngay” - 1

Hiện chỉ có 30% cử nhân công nghệ thông tin ra trường làm việc được ngay. (Ảnh minh họa).

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong 3 khâu đột phá để phát triển đất nước, nhất là trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0. Khi nền kinh tế chuyển sang số hóa, nhiều sự thay đổi theo hướng cơ hội và thách thức đan xen, ICT ngày càng có vai trò, tác động lớn.

“Vấn đề kết nối giữa doanh nghiệp và nhà trường không mới, nhưng muốn hiệu quả, phải trở thành nhu cầu tự thân. Các trường cung cấp nguồn nhân lực, các doanh nghiệp nhìn trường như các bạn hàng, hai bên đến với nhau cùng có lợi, không hợp tác với nhau thì không thể tồn tại được”, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện tỷ lệ các trường đại học, cao đẳng đào tạo công nghệ thông tin ở nước ta chiếm 37,5%, mỗi năm có khoảng 50.000 sinh viên công nghệ thông tin tốt nghiệp.

Thống kê của Bộ TT-TT cho thấy, số lượng việc làm ngành phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin cả nước hằng năm tăng khoảng 30.000 lao động. Dự báo, đến năm 2020, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp là 1 triệu nhân lực công nghệ thông tin. Dự báo của một công ty về việc làm cũng cho thấy, tới năm 2020, nước ta còn thiếu 400.000 lao động công nghệ thông tin và mỗi năm cần cung ứng mới 78.000 lao động.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng rằng truyền thống giáo dục Việt Nam là học trước rồi làm sau, là thầy dạy trò nghe, học sách giáo khoa là chính, học thuộc là quan trọng, giảng đường là cơ sở chính của đại học, học nhiều thực hành ít, học dài hạn là chính.

Thế giới lại làm trước rồi học sau, tự học để biết đến 70-80% rồi mới hỏi thầy, học cách tìm ra vấn đề quan trọng hơn học thuộc, phòng thí nghiệm trở thành cơ sở chính của nhà trường; nghiên cứu trong môi trường ảo, mô phỏng nhiều hơn môi trường thật; tiếng Anh, công nghệ trở thành công cụ tối thiểu và bắt buộc.

Trong khi đó, cuộc cạnh tranh trong thời đại 4.0 là cuộc cạnh tranh về nhân lực. Nước nào có nguồn nhân lực tốt, đáp ứng nhanh với nhu cầu thay đổi công nghệ, dùng công nghệ để giải quyết tốt các bài toán của nước mình, của nhân loại, thì nước đó sẽ chiến thắng trong cạnh tranh.

“Nhân lực sẽ là một lợi thế, nếu chúng ta giải quyết bài toán cung cầu nhân lực giữa nhà trường và thị trường, đổi mới đào tạo để đáp ứng sự thay đổi của thời đại”, Bộ trưởng Bộ TT và TT nói.

Để tăng cường trình độ nguồn nhân lực công ngệ thông tin, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng các trường đại học cần thay đổi phương thức đào tạo giảm bớt hàn lâm, tăng cường đưa sinh viên đi thực tập, nhúng mình vào các doanh nghiệp công nghệ thông tin, như trường y với bệnh viên. Phải hình thành nên những trung tâm đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp, sinh viên công nghệ thông tin ra trường không chỉ có việc làm mà còn khởi nghiệp tạo việc làm….

Đại học Thành Đô đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp

Trong khi nhiều trường đại học vẫn đang loay hoay thay đổi phương thức đào tạo, tìm cách giảm bớt hàn lâm, và đau đầu tìm câu trả lời: "Đào tạo kỹ sư CNTT ra để làm gì?" thì lãnh đạo Đại học Thành Đô cam kết nhà trường đào tạo theo mô hình tiếp cận năng lực, cam kết về chất lượng đào tạo, cam kết đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp.

“Chúng tôi luôn tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng của thị trường để phục vụ các học viên được tiếp cận và làm việc trên dự án thật. Đồng thời người học cũng được đánh giá năng lực từ khi nhập học đến khi tốt nghiệp qua sản phẩm cuối kỳ và quá trình học tập để biết mình đang làm tốt việc gì và cần bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng gì”.

Bộ GD-ĐT sẽ rà soát chất lượng đào tạo tiến sĩ

Bộ GD-ĐT sẽ rà soát, kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ ở tất cả các cơ sở đào...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN