Bộ Giáo dục và Đào tạo khởi động dự án Sức khỏe thanh thiếu niên

Sự kiện: Giáo dục

Chương trình Sức khỏe thanh thiếu niên Việt Nam giai đoạn 2 đặt mục tiêu sẽ cung cấp kiến thức kỹ năng liên quan đến dự phòng các bệnh không lây nhiễm trực tiếp cho khoảng 49.300 thanh thiếu niên Việt Nam.

Bên cạnh đó, chương trình cũng đặt mục tiêu cung cấp thông tin cho khoảng 300.000 người dân trong cộng đồng thông qua các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Đây là nội dung của Chương trình Sức khỏe thanh thiếu niên Việt Nam giai đoạn 2 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo khởi động ngày 2/10.

Chương trình Sức khỏe thanh thiếu niên Việt Nam giai đoạn 2 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo khởi động ngày 2/10.

Chương trình Sức khỏe thanh thiếu niên Việt Nam giai đoạn 2 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo khởi động ngày 2/10.

Đây là một sáng kiến đầu tư cộng đồng toàn cầu tập trung vào sức khỏe của thanh thiếu niên và các can thiệp dự phòng các bệnh không lây nhiễm phổ biến như: ung thư, tiểu đường, tim mạch, phổi mãn tính. Giai đoạn 2 của chương trình sẽ được thực hiện từ nay đến tháng 12/2025.

Dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ ra rằng các bệnh không lây nhiễm chiếm 77% tổng số ca tử vong ở Việt Nam năm 2018, vì vậy các sáng kiến như Chương trình Sức khỏe thanh thiếu niên rất cần thiết.

Thanh niên ở Việt Nam, chiếm 21% trong tổng dân số 98 triệu người, đặc biệt dễ bị tổn thương, với những hành vi thường được hình thành trong những năm đi học dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm trong cuộc sống sau này.

WHO ước tính xác suất tử vong sớm (từ 30 đến 70 tuổi) do bệnh không lây nhiễm năm 2018 là 17% (23% nam, 11% nữ) ở Việt Nam, tương đương với mức 17% ước tính của năm 2014. Bệnh tim mạch và ung thư là những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong liên quan đến bệnh không lây nhiễm, chiếm tỷ lệ tương ứng là 31% và 19%.

Kết quả Báo cáo Khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam được tiến hành mới nhất, do Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với WHO thực hiện đã góp phần cung cấp bằng chứng những hành vi, chỉ số ảnh hưởng đến sức khỏe của lứa tuổi học sinh.

Theo báo cáo, so sánh kết quả điều tra năm 2013 và 2019: Tỷ lệ học sinh ăn đồ ăn nhanh tăng cao hơn; tỷ lệ học sinh sử dụng các loại thuốc lá, trong đó có thuốc lá điện tử mức khá cao; tỷ lệ học sinh thừa cân béo phì tăng lên.

Học sinh suy dinh dưỡng nhẹ cân giảm 50% nhưng học sinh thừa cân, béo phì tăng từ 5,8% lên 10,6% trong năm 2019. Lần đầu tiên, khảo sát này đã đưa một chỉ số về học sinh tiếp cận và sử dụng thuốc lá điện tử. Tính bình quân trên cả nước, tỷ lệ này là 2,6%, nhưng lại tăng lên 7,9% tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo ông, Nitin Kapoor, Việt Nam sẽ là quốc gia thứ 24 trên toàn cầu và thứ 3 tại châu Á có chương trình Sức khỏe thanh thiếu niên.

Theo ông, Nitin Kapoor, Việt Nam sẽ là quốc gia thứ 24 trên toàn cầu và thứ 3 tại châu Á có chương trình Sức khỏe thanh thiếu niên.

Điều này cho thấy những can thiệp về dự phòng các hành vi nguy cơ ở lứa tuổi thanh thiếu niên là vô cùng quan trọng.

Chương trình Sức khỏe thanh thiếu niên Việt Nam giai đoạn 2 triển khai trong 3 năm nhằm mục đích góp phần cải thiện sức khỏe và chất lượng sống của giới trẻ Việt Nam, đặc biệt nhóm tuổi từ 10-24.  Trên toàn cầu, kể từ khi bắt đầu năm 2010, Chương trình Sức khỏe thanh thiếu niên được triển khai đã tiếp cận tới hơn 10 triệu thanh niên ở trên 40 quốc gia thuộc 5 châu lục.

PGS.TS. Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ rằng Tổ chức Y tế Thế giới đã xác định các hành vi, lối sống hình thành từ lứa tuổi học sinh, sinh viên liên quan đến sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm. Nhằm tăng cường công tác phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm và cụ thể hóa các nội dung của Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Tổ chức Plan International Việt Nam triển khai Dự án Sức khỏe Thanh thiếu niên Việt Nam giai đoạn 2023 – 2023.

Theo ông Nitin Kapoor, dự án sức khỏe thanh thiếu niên đã tiếp cận trên 10 triệu trẻ em ở nhiều quốc gia trên khắp các châu lục trên thế giới. Tại Việt Nam, dự án được bắt đầu khởi động từ năm 2019 và đã đạt những kết quả tích cực trong giai đoạn 1 dù chịu tác động của dịch COVID-19. Đây là cơ sở quan trọng để các bên liên quan tiếp tục triển khai dự án một cách hiệu quả hơn nữa trong giai đoạn 2021-2025

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN