Bộ Công an tiếp tục điều tra sai phạm thi THPT quốc gia

Sự kiện: Giáo dục

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, hiện nay Bộ Công an đang tiếp tục điều tra. Theo thông tin thì từ tuần này Bộ Công an sẽ xem xét tiếp tục điều tra dự kiến tại 11 tỉnh.

Bộ Công an tiếp tục điều tra sai phạm thi THPT quốc gia - 1

Ngoài Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, công an tiếp tục vào cuộc điều tra sai phạm thi THPT quốc gia tại 11 tỉnh

Đó là thông tin được Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đưa ra khi nói về xử lý sai phạm kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.

Trước đó, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Kỳ thi THPT quốc gia 2018 đã xảy ra một loạt vụ gian lận xảy ra ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình. 330 bài thi của 114 thí sinh ở Hà Giang sửa từ 1-8 điểm. Đặc biệt, nếu như Hà Giang có thể khôi phục điểm thi gốc thì tại Hòa Bình, Sơn La, gian lận tinh vi khiến việc khôi phục điểm thi gốc gặp khó khăn.

Theo đó, số cán bộ giáo dục, nhà giáo đã bị xử lý kỷ luật, bắt giam là 11, trong đó Hà Giang 2; Sơn La 6; Hòa Bình 3; Số học sinh đã bị xử lý là 151, trong đó Hà Giang 114; Sơn La 29: Lạng Sơn 8.

Những sai phạm liên quan đến gian lận thi cử trên, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ có một số nguyên nhân. Trong đó, phần mềm chấm thi trắc nghiệm tuy đã được Bộ GD&ĐT hoàn thiện một bước, cơ bản đáp ứng yêu cầu chấm thi nhưng vẫn còn có những kẽ hở trong bảo mật có thể dẫn đến bị lợi dụng để làm sai lệch kết quả thi, nhất là khi người dùng thực hiện gian lận có tổ chức và có chủ đích từ trước.

Bên cạnh đó, công tác giám sát của Bộ GD&ĐT ở một số khâu tổ chức thi tại địa phương chưa thật sự sâu sát, hiệu quả chưa cao.

Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh của các địa phương để xảy ra sai phạm chưa thực hiện đầy đủ vai trò chỉ đạo, tổ chức thi ở địa phương mình;

Công tác lựa chọn cán bộ tham gia tổ chức thi, nhất là ở các khâu trọng yếu, như coi thi, chấm thi còn chưa chặt chẽ, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phẩm chất và năng lực; việc quán triệt quy chế và tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi chưa đạt hiệu quả theo yêu cầu tổ chức thi;

Một số cán bộ tham gia tổ chức thi, nhất là khâu chấm thi chưa thực hiện đúng chức trách của mình; cá biệt, một số cán bộ thoái hóa phẩm chất, có ý định gian lận từ trước đã cấu kết với nhau để cắt xén hoặc vô hiệu hóa quy trình đã được quy định rất cụ thể, chi tiết để thực hiện hành vi gian lận nâng điểm thi cho thí sinh.

Từ việc phát hiện một số dấu hiệu bất thường về điểm thi tại một số địa phương trên cơ sở phân tích dữ liệu kết quả thi và tiếp nhận các thông tin phản ánh trong dư luận xã hội, Bộ GD&ĐT đã khẩn trương tổ chức kiểm tra, rà soát, xác minh ở các địa phương có nghi vấn; đồng thời, tổ chức chấm thẩm định bài thi tại một số địa phương khác theo quy định của quy chế. Kết quả của quá trình tổ chức thực hiện tại các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Lạng Sơn, Hòa Bình, Lâm Đồng, Bến Tre đã được thông tin rộng rãi cho toàn xã hội.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT tổ chức sơ kết, đánh giá việc tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển sinh vào đại học, cao đẳng 2018 nhằm phát huy ưu điểm của Kỳ thi trong những năm qua và tiếp tục hoàn thiện quy trình kỹ thuật đảm bảo giám sát chặt chẽ, khách quan, minh bạch đối với tất cả các khâu của Kỳ thi trong những năm tới. Đồng thời, Bộ GD&ĐT đã tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể và cá nhân có liên quan đến sai phạm trong khâu chấm thi ở một số địa phương.

Người đứng đầu ngành giáo dục cũng cho biết, phương thức tổ chức kỳ thi THPT quốc gia sẽ được tiếp tục thực hiện trong năm 2019 và các năm tiếp theo với những điều chỉnh kỹ thuật trên cơ sở rút kinh nghiệm công tác tổ chức thi và tuyển sinh năm 2018, nhất là khâu chấm thi, cho đến khi áp dụng đầy đủ chương trình giáo dục phổ thông mới.

Gian lận điểm thi ở Hòa Bình: 3 lần kiểm tra đều không phát hiện ra sai phạm?

Ngay sau khi có kết quả thi THPT quốc gia, Hòa Bình là một trong những tỉnh bị dư luận đặt câu hỏi về điểm thi cao bất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nghiêm Huê ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN