Biểu hiện điển hình của một đứa trẻ hư

Sự kiện: Dạy con

Trẻ hư khi lớn lên sẽ trở thành những người lớn ích kỷ, thường xuyên bất mãn trong cuộc sống, cha mẹ cần điều chỉnh hành vi cho con từ thuở bé.

Trẻ hư không thích cha mẹ nói "Không"

Tất cả đứa trẻ đều có thói quen đòi hỏi cha mẹ một thứ gì đó. Tuy nhiên, đứa trẻ hư thường mong đợi mọi thứ phải được thực hiện theo cách của chúng. Trên thực tế, chúng sẽ là người nói "Không", thay vì bố mẹ.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Trẻ hư thích nhận hơn cho

Những đứa trẻ hư không đánh giá cao những gì bạn làm cho chúng. Thay vì nói "cảm ơn" và "làm ơn", chúng thường nói "đưa cho con".

Trẻ hư thường xuyên giận dỗi, ăn vạ

Dù ở nhà hay nơi công cộng, chỉ cần cảm thấy không vừa lòng, con lập tức lầm lì, giận dỗi. Thậm chí có những hành động ăn vạ như gào khóc, đập phá đồ, ném đồ, đánh trả người lớn...

Nhiều bố mẹ chiều con, thấy chúng khóc nhè thì cố gắng dỗ dành. Tuy nhiên hành động này của người lớn là sai trái. Con sẽ hiểu rằng chỉ cần mình làm thế, bố mẹ sẽ phải tuân thủ theo ý mình.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Trẻ hư lịch sự với người khác nhưng không biết cảm ơn bố mẹ

Đứa trẻ cư xử tốt với người khác, nhưng không thể hiện lòng biết ơn với các thành viên trong gia đình là rất tồi tệ. Trẻ em quên nói lời cảm ơn không phải vì cố ý hay vì muốn làm tổn thương ai đó mà là vì cho rằng mọi thứ gia đình làm cho là hiển nhiên.

Các nhà tâm lý học tin rằng hành vi như vậy có thể gây ra những vấn đề trong việc xây dựng mối quan hệ giữa các cá nhân trong tương lai, bởi bố mẹ không dạy trẻ biết ơn những người gần gũi và thân thương nhất với chúng.

Trẻ hư yêu cầu mọi thứ càng sớm càng tốt

Trẻ hư thường cho rằng người khác không gặp bất tiện khi thực hiện yêu cầu của chúng. Trẻ thường hy vọng người khác đặt ưu tiên cá nhân của họ sang một bên và phục vụ chúng.

Trẻ hư chỉ nghĩ về bản thân

Trẻ thấy có quyền và mong đợi những ưu đãi đặc biệt. Nếu một đứa trẻ khác trong lớp nhận được phần thưởng, chúng sẽ khó chịu và nói "Con xứng đáng hơn!".

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Trẻ hư tự ý lấy đồ vật mà không xin phép

Nhiều trẻ có thói quen tò mò, tùy tiện lấy đồ của người khác nghịch ngợm, khiến cho các ông bố, bà mẹ rất phiền lòng. Đó có thể là thỏi son của mẹ, điện thoại của bố, sách vở của anh chị...

Nếu cứ để vậy, bé sẽ dần dần hình thành thói quen xấu, ảnh hưởng đến mối quan hệ của trẻ với những người xung quanh. Lớn lên, con sẽ trở thành 1 đứa trẻ bất trị, sống không có tôn ti trật tự, coi thường kỷ luật, nội quy tập thể. Nghiêm trọng hơn trẻ sẽ vi phạm pháp luật, vướng vào vòng lao lý.

Trẻ hư không hòa đồng với bạn bè

Khi giao tiếp với những đứa trẻ khác, một đứa trẻ hư thường không nhận thức được cần "có đi có lại". Việc không thể cân nhắc nhu cầu của người khác và thiếu sự đồng cảm khiến bạn bè không muốn chơi với chúng.

Vì vậy, đứa trẻ bắt đầu cảm thấy không thoải mái và thường đổ lỗi cho người khác. Nếu trẻ bị bạn bè xa lánh, bạn cần dành thời gian giúp con khắc phục.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Trẻ hư không bao giờ hài lòng với những gì mình có

Trẻ đã có rất nhiều đồ chơi, nhưng không bao giờ là đủ. Những đứa trẻ hư sẽ luôn muốn nhiều thứ hơn nữa.

Trẻ hư nói chuyện với bố mẹ như với bạn bè cùng trang lứa

Đứa trẻ hư hỏng không phải lỗi của chúng mà là của phụ huynh. Bạn đã thất bại trong việc thiết lập ranh giới, đưa ra các quy tắc nghiêm ngặt và không đưa ra bất kỳ định hướng nào trong cuộc sống.

Kết quả là đứa trẻ không cảm thấy uy quyền của bạn. Chúng tin rằng mình có vị trí ngang bằng bạn trong gia đình, thậm chí có thể cao hơn nên hành động một cách thiếu tôn trọng và tự phụ.

Trẻ hư không hiểu giá trị của đồng tiền

Đứa trẻ nên hiểu rằng tiền không xuất hiện ở bất cứ đâu và bố mẹ phải làm việc rất chăm chỉ để có được nó. Nếu không, trẻ sẽ sinh hư, nghĩ rằng tiền dễ kiếm và bố mẹ cần đáp ứng mọi mong muốn của chúng.

Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ hư ít có khả năng độc lập về tài chính và có nguy cơ mắc nợ cao hơn khi lớn lên. Chúng đã quen với thực tế những gì mong muốn đều thành sự thật mà không cần đến nỗ lực. Khi lớn lên, chúng sẽ vay tiền để thực hiện mong muốn mà không nghĩ trước cách trả nợ.

Nguồn: [Link nguồn]

8 câu 'cửa miệng' mà trẻ có EQ thấp thường hay nói

Nhiều đứa trẻ đã bộc lộ những dấu hiệu EQ thấp ngay khi còn rất nhỏ. Nếu để ý cách cư xử của con bạn cũng có thể nhận ra được con mình có những biểu hiện EQ thấp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Như Ca ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN