5 thói quen tưởng tốt của cha mẹ lại là nguyên nhân khiến con nổi loạn, chống đối, không nghe lời

Sự kiện: Dạy con

Nhiều bậc cha mẹ phàn nàn con cái họ không nghe lời, luôn có chủ kiến của mình và coi lời nói của mình như gió thoảng qua tai. Tuy nhiên, họ không biết vấn đề đôi khi không phải ở đứa trẻ.

Giáo sư nổi tiếng Lý Mai Cẩn, Đại học Công an Nhân dân Trung Quốc nói rằng, nếu một đứa trẻ không nghe lời, vấn đề không phải ở đứa trẻ mà là ở cha mẹ.

Điều đầu tiên mà giáo sư Lý Mai Cẩn nhắc tới chính là các vấn đề của trẻ em thường do người lớn tạo ra. Trẻ em dưới 10 tuổi thường bị giới hạn không gian hoạt động ở trong nhà. Những người mà các em tiếp xúc nhiều nhất là cha mẹ, sự hiểu biết về thế giới của cậu ấy phụ thuộc vào cha mẹ.

Các em muốn học để trở thành một người có địa vị trong xã hội thì đối tượng mô phỏng trực tiếp nhất chính là cha mẹ của mình. Vì vậy, con cái chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Đứa trẻ sẽ phản chiếu mọi đặc điểm, mọi vấn đề của cha mẹ.

Vì vậy, khi nhận thấy con mình kiêu căng, cáu gắt và không tôn trọng cha mẹ, trước hết cha mẹ nên xem lại mình, xem bản thân đã là một tấm gương tốt chưa chứ đừng vội đổ lỗi cho trẻ. Cha mẹ nên sửa chữa những vấn đề của chính mình trước, ngăn chặn căn nguyên của những sai lầm và nuôi dưỡng môi trường gia đình tốt.

Nếu bố mẹ mắc phải 4 thói quen dưới đây sẽ khiến con ngày càng nổi loạn mà thôi:

1. Kìm hãm sự tự chủ của con

Trẻ nhỏ cũng là con người, chúng thích được tự chủ và muốn lời nói của mình được lắng nghe. Vì vậy, thường trẻ sẽ chống đối khi cha mẹ muốn giúp chúng làm việc gì đó.

Bạn nên để con tự làm nếu chúng muốn, tự dọn giường nếu chúng thích thú. Đây là cách tốt nhất để con biết mình có thể thực hiện các kế hoạch riêng và trở nên tự chủ hơn.

Khi nhận thấy con mình kiêu căng, cáu gắt và không tôn trọng cha mẹ, trước hết cha mẹ nên xem lại mình. Ảnh minh họa

Khi nhận thấy con mình kiêu căng, cáu gắt và không tôn trọng cha mẹ, trước hết cha mẹ nên xem lại mình. Ảnh minh họa

2. Khuyên bảo quá nhiều

Trong tâm lý học có một thuật ngữ gọi là hiệu ứng quá giới hạn. Đây là một trạng thái tâm lý tiêu cực của con người, chứng minh rằng việc kích thích quá nhiều trong thời gian dài hay kích thích quá mạnh sẽ khiến cho tâm lý cực kỳ khó chịu và có xu hướng phản kháng, nổi loạn.

Nói cách khác, bố mẹ càng khuyên bảo quá nhiều với trẻ, hàm lượng hấp thụ càng thấp, càng ít ý nghĩa.

Trong chương trình tạp kỹ "After School" của Trung Quốc có một cặp mẹ con như vậy. Ngô Hoan Nhuế là một cô bé được đánh giá là hiểu chuyện và dễ thương, có thành tích học tập xuất sắc, đứng top 3 tại trường.

Tuy nhiên, mẹ của cô bé vẫn không hài lòng. Để con gái hiểu rằng những nỗ lực của ngày hôm nay có thể đổi lấy cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai, bà luôn lên tiếng thúc ép con gái. Cho đến một ngày, Ngô gầm lên với mẹ trước khi đóng sầm cửa: "Nếu mẹ tiếp tục thúc ép con như vậy, con sẽ bỏ đi".

Khi nghe thấy lời của con gái, khuôn mặt người mẹ từ ngỡ ngàng chuyển sang bất lực. Bà thực sự không hiểu vì sao sự quan tâm của người mẹ lại đổi lấy thái độ tức giận của con gái.

"Muốn làm mẹ thành công thì phải nhớ hai chữ im lặng. Một khi mẹ thôi cằn nhằn thì con sẽ bớt 50% rắc rối", một nhà giáo dục tham gia chương trình After School sau đó phân tích.

Cũng theo vị này, sự nổi loạn của con cái đôi khi do cách giao tiếp thiếu tôn trọng của cha mẹ dành cho chúng. Đối với trẻ, nói một lần tốt hơn là lặp đi lặp lại nhiều lần. Khuyên bảo quá nhiều không phải là vũ khí thần kỳ để trẻ thành công, mà nó sẽ cắt đứt sự thân thiết giữa cha mẹ và con cái, khiến chúng ngày càng rời xa cha mẹ hơn.

3. Cố gắng kiểm soát sự bốc đồng của trẻ

Trong nhiều trường hợp, cha mẹ bày tỏ sự thất vọng bằng cách răn con "không được làm điều gì đó", nhưng đứa trẻ thường sẽ làm ngược lại.

Không phải lúc nào trẻ con cũng có thể kiểm soát sự bốc đồng của mình. Tự chủ là một kỹ năng chưa phát triển đầy đủ ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần kiên nhẫn điều chỉnh. Khi bình tĩnh, bạn mới có thời gian để suy nghĩ và đưa ra phản ứng có lợi nhất cho trẻ.

Không phải lúc nào trẻ con cũng có thể kiểm soát sự bốc đồng của mình. Ảnh minh họa

Không phải lúc nào trẻ con cũng có thể kiểm soát sự bốc đồng của mình. Ảnh minh họa

4. Không cho con bộc lộ cảm xúc tiêu cực

Trẻ em trải qua những cảm giác giống như người lớn, chỉ khác chúng không thể che giấu hoặc kìm nén. Hơn hết, không phải lúc nào trẻ cũng biết cách thể hiện cảm xúc của mình bằng lời nói. Đó là lý do tại sao nên cố gắng giúp con tìm ra những từ phù hợp để nói.

Cách tốt để làm điều đó là hỏi trực tiếp trẻ chuyện gì đang xảy ra, cũng như cho con không gian riêng.

5. Kích thích 

Thật tốt khi khuyến khích con tham gia các hoạt động giúp chúng phát triển. Tuy nhiên, nếu con quá tải với hàng loạt hoạt động, bạn có thể đang kích thích con quá mức. Tất cả đều khiến trẻ cảm thấy kiệt sức hoặc tùy theo độ tuổi để xuất hiện các biểu hiện sau:

- Ở trẻ sơ sinh: Ủ rũ, mệt mỏi, quay mặt đi, nắm chặt tay.

- Ở trẻ mầm non: Ủ rũ, mệt mỏi, quấy khóc mà không thể giải thích cảm xúc của mình, không chịu tham gia các hoạt động khác.

- Ở trẻ tiểu học: Vụng về, tìm kiếm sự quan tâm, yêu cầu được giúp đỡ nhiều hơn bình thường.

Đó là lý do tại sao nên cân bằng các hoạt động để trẻ cảm thấy an toàn và bình tĩnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Bạn có thể giúp con cải thiện EQ từ sớm bằng phương pháp giáo dục đúng cách...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN