13 phát minh cổ đại khiến các nhà khoa học cũng phải “bó tay”

Sự kiện: Giáo dục

Từ thời cổ đại, con người đã sáng chế ra những thiết bị mà đến bây giờ các nhà khoa học vẫn chưa có lời giải đáp chính xác.

1. Máy bay vàng Colombia, thế kỷ 4-7 sau Công nguyên

13 phát minh cổ đại khiến các nhà khoa học cũng phải “bó tay” - 1

Những chiếc máy bay vàng được phát hiện ở Colombia dường như liên quan đến các hiện vật tìm thấy ở Quimbaya. Các nhà khoa học tin rằng máy bay vàng không chỉ tượng trưng cho các loài vật biết bay như chim, côn trùng mà còn là phát minh về mô hình máy bay cổ. Ngày nay, máy bay chúng ta đang dùng cũng có hình dạng tương tự.

2. Khối đa chiều La Mã, thế kỷ 2-3 sau Công nguyên

13 phát minh cổ đại khiến các nhà khoa học cũng phải “bó tay” - 2

Khối đa chiều này được tìm thấy ở Ý, Anh, Pháp, Đức, Hungary và thậm chí cả Việt Nam. Công dụng của thiết bị kỳ lạ này có thể là điều chỉnh ống nước, làm xúc xắc hoặc thậm chí là thiết bị bảo vệ tài sản.

3. Ống kính Nimrud, năm 750-710 trước Công nguyên

13 phát minh cổ đại khiến các nhà khoa học cũng phải “bó tay” - 3

Ống kính này được làm bằng đá tinh thể đã được khai quật tại cung điện Assyrian, Nimrud, ở Iraq vào năm 1850. Ống kính này có tác dụng gần giống kính lúp và có thể phóng to hình ảnh gấp 3 lần. Một số nhà khoa học cho rằng nó là nguyên bản của kính viễn vọng ngày nay hoặc có thể chỉ là vật trang trí.

4. Hệ thống pin ở Baghdad, năm 2500 trước Công nguyên

13 phát minh cổ đại khiến các nhà khoa học cũng phải “bó tay” - 4

Hệ thống pin Baghdad, Iraq gồm 1 chậu đất nung chứa xi lanh bằng đồng. Những bản sao của chiếc chậu đất này với chất điện phân có thể tạo ra điện áp khoảng 2 volt. Có thể người Babylon cổ đại đã nhận thức được phương pháp mạ kẽm và sử dụng vật liệu để châm kim loại vàng lên đồ bằng bạc. Thế nhưng, có nhiều người cho rằng những chiếc bình này chỉ dùng để lưu trữ cuộn giấy.

5. Đĩa Phaistos, năm 2700 - 1400 trước Công nguyên

13 phát minh cổ đại khiến các nhà khoa học cũng phải “bó tay” - 5

Chiếc đĩa Phaistos được phát hiện trong cung điện Minoan Phaistos trên đảo Crete năm 1908. Nguồn gốc và ý nghĩa của đồ vật này hiện vẫn chưa có lời giải vì đất sét làm nên chiếc đĩa này không thể tìm thấy ở đâu trên đảo Crete.

6. Kỹ thuật xây dựng kim tự tháp Ai Cập, năm 2667 trước Công nguyên

13 phát minh cổ đại khiến các nhà khoa học cũng phải “bó tay” - 6

Các nhà khoa học hiện nay vẫn không thể tìm ra chính xác kỹ thuật để xây dựng kim tự tháp Ai Cập. Có hàng loạt giả thuyết khác nhau, trong đó nhiều ý kiến cho rằng kim tự tháp không phải được xây bằng đá thiên nhiên mà được làm từ bê tông ngay tại nơi xây dựng. Tuy nhiên, giả thuyết này cũng không giải thích được vì sao trên kim tự tháp lại có những viên đá Granite tự nhiên nặng đến 10 tấn.

7. Lăng mộ bên trong Kim tự tháp Giza

13 phát minh cổ đại khiến các nhà khoa học cũng phải “bó tay” - 7

Nhà nghiên cứu Ai Cập học tên Stephen S. Mehler và các nhà nghiên cứu khác cho rằng những căn phòng trong kim tự tháp ban đầu được xây dựng với mục đích khác chứ không phải để làm lăng mộ cho Pharaoh. Bên trong kim tự tháp này có kết cấu trần nhà phức tạp và 5 tầng mái cầu kỳ. Hiện nay, các nhà khảo cổ vẫn chưa tìm ra dấu hiệu gì về mục đích sử dụng kim tự tháp Giza của Người Ai Cập cổ đại.

8. Đĩa Sabu, năm 3100-3000 trước Công nguyên

13 phát minh cổ đại khiến các nhà khoa học cũng phải “bó tay” - 8

Những chiếc đĩa này được tìm thấy trong ngôi mộ Sabu ở làng Saqqara, Ai Cập. Vì không có cổ vật nào tương tự được tìm thấy cho đến ngày nay nên các nhà khoa học vẫn chưa giải mã được chiếc đĩa kỳ lạ này.

9. Thiết bị Antikythera, năm 100 trước Công nguyên\

13 phát minh cổ đại khiến các nhà khoa học cũng phải “bó tay” - 9

Thiết bị cổ xưa này đã được phục hồi từ xác tàu Antikythera thuộc hòn đảo Antikythera của Hy Lạp năm 1901. Nó có cơ chế phức tạp bao gồm ít nhất 30 nút chia lưới với bánh răng nằm trong hộp gỗ. Nhiều người gọi đây là máy tính Hy Lạp cổ đại vì nó có thể dự đoán vị trí thiên văn và nhật thực cho mục đích chiêm tinh và tính toán lịch.

10. Trụ sắt ở Delhi, năm 415 sau Công nguyên

13 phát minh cổ đại khiến các nhà khoa học cũng phải “bó tay” - 10

Là một trong những điểm tham quan thu hút của Delhi, trụ sắt này đã có tuổi thọ 1.600 năm. Một số giả thuyết cho rằng nó được xây dựng từ một mảnh thiên thạch nhưng điều này đã bị bác bỏ. Có vẻ như người Ấn Độ cổ đại đã đạt đến trình độ cao trong việc tôi luyện sắt bởi họ đã tạo ra một lớp oxit phủ bên ngoài chiếc cột này để bảo vệ nó khỏi các tác động của khí hậu.

11. Chiếc cốc thủy tinh đặc biệt, năm 14-37 sau Công nguyên

13 phát minh cổ đại khiến các nhà khoa học cũng phải “bó tay” - 11

Một thợ thủ công đã phát minh ra ly thủy tinh đặc biệt không thể bị vỡ. Đây là chén trà được dâng lên làm quà cho Hoàng đế Tiberius Caesar. Dù đánh giá cao chiếc ly này nhưng Caesar vẫn ra lệnh lấy đầu của người thợ thủ công vì sợ chất liệu này sẽ làm giảm giá trị của vàng và bạc.

12. Máy chụp địa chấn của Trương Hành, năm 132 trước Công nguyên

13 phát minh cổ đại khiến các nhà khoa học cũng phải “bó tay” - 12

Kính hiển vi địa chấn này được tạo ra bởi nhà phát minh vĩ đại người Trung Quốc tên Trương Hành. Khi trận động đất sắp xảy ra con lắc sẽ đánh trúng một hệ thống các đòn bẩy để mở miệng của một trong tám con rồng bên ngoài chiếc vạc. Trong miệng mỗi con rồng đều có ngậm 1 quả bóng bằng đồng. Quả bóng này sẽ rơi xuống miệng một con cóc bên dưới, tạo nên tiếng rền vang.

13. Đĩa hình bầu trời Nebra, năm 1600 trước Công nguyên

13 phát minh cổ đại khiến các nhà khoa học cũng phải “bó tay” - 13

Chiếc đĩa đồng được tìm thấy ở Nebra, Đức, vào năm 1999 có các biểu tượng của mặt trời, lưỡi liềm tượng trưng cho mặt trăng và những vì sao khác. Ban đầu, chiếc đĩa còn bị nghi là giả vì nó có màu trắng nhưng hiện giờ đã được xác nhận là đồ cổ. Thiết bị này được cho là dụng cụ thiên văn cổ đại để theo dõi sự thay đổi của mùa hè và mùa đông.

5 phát minh quái dị của những thiên tài vĩ đại khiến nhân loại dở khóc dở cười

Nhiều thiên tài nổi tiếng là người đặt nền móng cho sự phát triển của xã hội ngày nay nhờ những phát minh vô cùng hữu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trúc Anh (Theo Brightside) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN