Vì sao phim Kim Dung được làm đi làm lại nhiều lần, nhưng Cổ Long lại dần bị lãng quên?

Tiểu thuyết của Cổ Long không được các nhà sản xuất ưu ái làm lại nhiều lần như Kim Dung.

Tiểu thuyết võ hiệp là một trong những đề tài được chuyển thể thành phim nhiều nhất và rất ăn khách, thu hút người hâm mộ. Hai tác gia nổi tiếng nhất trong làng tiểu thuyết phim võ hiệp Trung Quốc là cố nhà văn Kim Dung và Cổ Long.

Hai cố nhà văn nổi tiếng Kim Dung và Cổ Long. 

Hai cố nhà văn nổi tiếng Kim Dung và Cổ Long. 

Hai nhà văn lớn đã dệt nên giấc mộng võ hiệp, hành hiệp trượng nghĩa, thích ngao du giang hồ hay anh hùng xưng bá võ lâm thiên hạ thay mỗi người yêu phim kiếm hiệp. Thế giới võ hiệp của Kim Dung và Cổ Long là những anh hùng tiêu sái phong lưu, hay ngang tàng, là giang hồ hiệp khách hay đệ nhất mỹ nhân văn võ song toàn....

Vì quá thành công và nổi tiếng, Kim Dung và Cổ Long không tránh khỏi việc bị đem ra so sánh trên văn đàn và cả phim ảnh. Chính vì thế, giới yêu thích phim võ hiệp đã chia ra làm hai phe phái: Phái Kim Dung và phái Cổ Long. Tuy nhiên, xét về phim ảnh, tiểu thuyết Kim Dung được các nhà sản xuất ưa chuộng và làm lại nhiều lần hơn.

Đặt lên bàn cân so sánh, cả Kim Dung và Cổ Long đều có những cái nhất trong tiểu thuyết võ hiệp. Nếu Kim Dung nghiêng về đại nghĩa dân tộc, trong mắt ông là cả giang hồ thiên hạ thì Cổ Long lại viết theo sở thích cá nhân, phóng túng và buông thả hơn, trong đôi mắt ông là sự tự do, không bị ràng buộc bởi bất cứ ai hay điều gì trên đời.

"Thần điêu hiệp lữ" là tác phẩm được làm lại nhiều lần nhất của Kim Dung.

"Thần điêu hiệp lữ" là tác phẩm được làm lại nhiều lần nhất của Kim Dung.

Tính tới thời điểm hiện tại, 3 tiểu thuyết của Kim Dung được remake (làm lại) thành phim nhiều nhất phải kể đến Thiên long bát bộ, Ỷ Thiên Đồ Long kýThần điêu hiệp lữ. Trong đó, Thần điêu hiệp lữ tính tới nay đã có 9 phiên bản chuyển thể thành phim truyền hình. Bản mới nhất là 2019 hiện vẫn chưa được lên sóng. Ỷ Thiên Đồ Long ký có 8 lần chuyển thể thành phim truyền hình và 8 bản điện ảnh. Vai diễn Dương Quá và Tiểu Long Nữ do Cổ Thiên Lạc, Lý Nhược Đồng đóng được coi là kinh điển không ai có thể vượt qua.

Về phía Cổ Long, cố nhà văn có nhiều tiểu thuyết được dựng thành phim, nhưng tác phẩm được làm lại nhiều lần như Kim Dung lại khá ít hơn. Hai tác phẩm của Cổ Long được dựng thành phim nhiều nhất là Tuyệt đại song kiêuĐa tình kiếm khách vô tình kiếm. Bản Tuyệt đại song kiêu mới nhất là 2019 lên sóng cách đây 2 năm không thành công như mong đợi khiến nhiều khán giả thất vọng.

"Đa tình kiếm khách vô tình kiếm" là tác phẩm nổi tiếng được dựng thành phim nhiều nhất của Cổ Long.

"Đa tình kiếm khách vô tình kiếm" là tác phẩm nổi tiếng được dựng thành phim nhiều nhất của Cổ Long.

Chính vì thế, lý do vì sao tiểu thuyết Kim Dung được yêu thích làm đi làm lại nhiều lần thành phim trong khi Cổ Long dần bị quên lãng khiến nhiều người tò mò. Tờ Toutiao đã đưa ra lời giải đáp về vấn đề này đúng dịp kỉ niệm 36 năm ngày mất của cố nhà văn Cổ Long (21/9/1985).

Khó cải biên và bất đồng về việc xây dựng hình tượng nhân vật

Các nhân vật chính trong tiểu thuyết Kim Dung đều có quá trình trưởng thành, hầu hết các anh hùng võ lâm đều có xuất thân tương đối khổ cực nếu không nói là bi thảm như mất cả cha lẫn mẹ. Sau này, nhờ gặp được quý nhân giúp đỡ, dẫn lối chỉ đường mà tài năng được khai phá, con đường trưởng thành từ một thiếu niên tới anh hùng võ lâm xưng bá một phương được khắc họa rõ nét.

Đương nhiên, con đường này không hề bằng phẳng mà còn gặp vô số trở ngại. Với "hào quang của nhân vật chính", phần lớn những người này đều học được võ công cái thế thiên hạ và trở thành anh hùng của võ lâm. Sự hình thành và phát triển tính cách nhân vật được Kim Dung khắc họa rõ nét và hợp lý hơn nhờ những yếu tố trên.

Điển hình như nhân vật Dương Quá trong Thần điêu đại hiệp. Chàng mồ côi cha mẹ, từ nhỏ sống thiếu thốn vật chất lẫn tinh thần. Khi còn niên thiếu, Dương Quá vô tình gặp được Âu Dương Phong. Cậu được y truyền cho chiêu thức "Cáp Mô Công". Điều này đặt nền móng cho việc Dương Quá học võ công và trở thành thần điêu đại hiệp trong tương lai. 

Dương Quá do Cổ Thiên Lạc đóng trong "Thần điêu đại hiệp".

Dương Quá do Cổ Thiên Lạc đóng trong "Thần điêu đại hiệp".

Sau này, Dương Quá được vợ chồng Quách Tĩnh - Hoàng Dung nhận nuôi và đưa đến Đào Hoa đảo. Dù không được Hoàng Dung cho học nhiều võ công nhưng cuộc sống của Dương Quá lúc này tốt hơn rất nhiều so với việc không chốn nương tựa. Cậu được đọc sách, mở mang tầm mắt và quyết tâm học võ công. Với Kim Dung, là nhân vật chính của ông nếu muốn có sự khác biệt với người thường nhất định phải chịu đựng những nỗi đau mà người bình thường không thể chịu đựng được. 

Chính vì thế, sau này đụng độ với Quách Phù, Dương Quá bị chặt đứt một cánh tay. Trong lúc tuyệt vọng, Dương Quá gặp được chim điêu và học được nhiều môn võ công lợi hại. 

Trong các tác phẩm của Kim Dung, nhân vật chính của ông đều là những người có xuất thân bình thường, thậm chí còn có tuổi thơ "dữ dội". Nhưng sau tất cả, nhờ sự nỗ lực không ngừng của bản thân, nhân vật của ông đều trở thành anh hùng trong thiên hạ. Việc xây dựng nhân vật chính của Kim Dung nhận được sự hưởng ứng của người hâm mộ.

Theo Toutiao, điều này khiến hàng triệu khán giả đồng tình và cho rằng chỉ cần họ chịu khó, nỗ lực làm việc và biết nắm bắt cơ hội. Dù chỉ là một người bình thường cũng có thể trở thành một "anh hùng" ngoài xã hội hay với chính bản thân mình.

Ngoài ra, các nhân vật trong các tác phẩm của Kim Dung đều có hình tượng mạnh mẽ, quật cường, có cá tính rõ ràng, hành xử vì đại nghĩa dân tộc. Không những thế, những anh hùng này cũng có chuyện tình cảm làm lay động lòng người. Điều này khiến người xem cảm nhận được rằng nhân vật này giống với người bình thường, là một người "bằng xương bằng thịt" chứ không phải bước ra từ tiểu thuyết.

Tuy nhiên, đây không phải cách Cổ Long xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của mình. Nhân vật chính trong tiểu thuyết Cổ Long được miêu tả là người có võ công cái thế thiên hạ, dung mạo hơn người, không ai sánh kịp.

Lý Tầm Hoan do Tiêu Ân Tuấn thể hiện trở thành nhân vật kinh điển khó ai có thể vượt qua. 

Lý Tầm Hoan do Tiêu Ân Tuấn thể hiện trở thành nhân vật kinh điển khó ai có thể vượt qua. 

Ví dụ như nhân vật Lý Tầm Hoan trong Đa tình kiếm khách vô tình kiếm có tuyệt kĩ phi đao hơn người, võ công cao cường nhưng có cuộc sống cô độc. Hắn yêu rượu như sinh mệnh, yêu tự do, phóng khoáng cởi mở với người ngoài nhưng nội tâm lại là kẻ cô đơn. Lý Tầm Hoan vì nghĩa khí bạn bè sẵn sàng nhường người mình yêu là Lâm Thi Âm cho huynh đệ kết nghĩa Long Tiêu Vân. Cả đời, Lý Tầm Hoan sống trong nỗi nhớ nhung Lâm Thi Âm và tìm niềm vui trong men say.

Theo Toutiao, tiểu thuyết của Cổ Long không tập trung vào việc phát triển tính cách một nhân vật mà thay vào đó thường chú trọng miêu tả thần thái, tâm lý nhân vật bằng vài câu từ hoa mỹ. Các nhân vật trong tiểu thuyết của ông chưa có sự hoàn chỉnh, một số nhân vật còn được miêu tả đại khái, qua loa.

Tuy nhiên, trong tiểu thuyết của Kim Dung, các nhân vật đều có giai đoạn khởi thủy, bắt đầu một quá trình phát triển và hoàn thiện tính cách. Đặt trong một bối cảnh, xã hội nhất định, nhân vật chính sẽ kết nối với các nhân vật khác tạo thành chuỗi câu chuyện về sau. Đây được cho là một lợi thế trong việc chuyển thể thành phim.

Chất lượng tác phẩm khác biệt

Như chúng ta đã biết, Cổ Long bắt đầu viết tiểu thuyết võ hiệp sau Kim Dung. Chính Cổ Long từng thừa nhận, ông bắt đầu viết tiểu thuyết võ hiệp vì sự ảnh hưởng của Kim Dung. Sau này, nhờ rèn bút nhiều hơn, Cổ Long mới bắt đầu dần hình thành phong cách của riêng mình.

Cổ Long ngoài đời cũng đam mê tửu sắc như những nhân vật ông thể hiện trong tiểu thuyết.

Cổ Long ngoài đời cũng đam mê tửu sắc như những nhân vật ông thể hiện trong tiểu thuyết.

Cổ Long sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình tan vỡ, ông bỏ nhà đi tự tìm cách sinh nhai và học hành. Sau khi bỏ học, Cổ Long kiếm sống bằng nghề viết tiểu thuyết. Vì mê rượu, cố nhà văn dành phần lớn tiền kiếm được để thưởng thức các loại rượu ngon. Được biết, rượu cũng là nguồn cảm hứng của ông. Các nhân vật trong tiểu thuyết của Cổ Long cũng là bậc anh hùng say mê tửu lẫn sắc như Lý Tầm Hoan, Sở Lưu Hương...

Cũng vì rượu mà Cổ Long từng xảy ra xích mích với băng nhóm xã hội đen của Kha Tuấn Hùng. Mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm khi Cổ Long trúng một nhát chém vào tay. Sự việc khiến nhà văn nổi tiếng suýt chết do mất máu quá nhiều. Sau khi xuất viện, Cổ Long càng liều lĩnh hơn. Vì đam mê tửu sắc, Cổ Long khiến sự nghiệp dần suy thoái. Theo Toutiao, ông từng gặp một số trục trặc trong việc hoàn thành tiểu thuyết cho nhà xuất bản. Để kịp tiến độ, Cổ Long tìm người viết thay. Bản thân ông sẽ đưa ra ý tưởng và bản phác thảo đề cương, còn tình tiết cụ thể đều do người khác viết thay.

Do số lượng người viết thuê khá đông, các tác phẩm của Cổ Long trên thị trường khiến nhiều học giả và giới chuyên môn không phân biệt được đâu là thật đâu là "giả mạo".

Kim Dung sinh ra trong gia đình khoa bảng danh giá, học hành tử tế.

Kim Dung sinh ra trong gia đình khoa bảng danh giá, học hành tử tế.

Trong khi đó, Kim Dung sinh ra trong gia đình khoa bảng danh giá. Anh họ của ông là nhà văn nổi tiếng thời Trung Hoa Dân Quốc - Từ Chí Ma. Tổ tiên cố nhà văn Kim Dũng cũng là một gia tộc làm quan chức nổi tiếng, nhận được nhiều ân sủng của hoàng đế Khang Hy.

Sinh ra trong một gia đình như vậy, Kim Dung từ nhỏ đã được học hành tử tế, và tốt nghiệp khoa Luật quốc tế tại Đại học Chính trị Trung ương Trùng Khánh. Sau này, Kim Dung còn thành danh trở thành một trong "Hương Cảng tứ đại tài tử" nổi tiếng.

Gia tài văn học của Kim Dung chỉ gồm 14 tiểu thuyết và 1 truyện ngắn nhưng mỗi cuốn sách, mỗi nhân vật đều được khắc họa rất tỉ mỉ và đầy tâm huyết. Hơn nữa, các nhân vật trong tiểu thuyết rất đa dạng, có đặc sắc riêng. Điều này cũng phản ánh kỹ năng khắc họa nhân vật tài tình của Kim Dung.

Kim Dung viết ít nhưng các tác phẩm đều rất chất lượng, đặt nhiều tâm huyết.

Kim Dung viết ít nhưng các tác phẩm đều rất chất lượng, đặt nhiều tâm huyết.

Ngoài ra, tiểu thuyết của ông có một nền tảng văn hóa rất sâu sắc. Kim Dung từng sử dụng nhiều thuật ngữ Phật giáo gợi hàm ý sâu sắc khi đặt tên cho 8 trường phái trong Thiên long bát bộ. Bên cạnh đó, bản thân ông cũng dung hòa tư tưởng của Trung Quốc và phương Tây để đưa vào tiểu thuyết. Tiếu ngạo giang hồ thể hiện tư tưởng đạo giáo.

Trong tiểu thuyết Cổ Long, ông lại có điểm nghệ thuật riêng, yêu cầu cao và khắt khe về bối cảnh. Điều này sẽ làm tăng chi phí sản xuất của phía đầu tư. Về phía khán giả, nếu kịch bản thay đổi quá nhiều so với nguyên tác sẽ bị người hâm mộ phản ứng dữ dội và có khả năng phim chịu nhiều tổn thất. Vì vậy, so với việc chọn một tác phẩm mạo hiểm, nhiều người vẫn sẵn sàng làm lại một số tác phẩm kinh điển của Kim Dung hơn là bỏ tiền ra chấp nhận rủi ro.

"Thiên nhai minh nguyệt đao" - một trong những tác phẩm chuyển thể thành phim nổi tiếng của Cổ Long do Chung Hán Lương và Trương Định Hàm đóng.

"Thiên nhai minh nguyệt đao" - một trong những tác phẩm chuyển thể thành phim nổi tiếng của Cổ Long do Chung Hán Lương và Trương Định Hàm đóng.

Hơn nữa, với địa vị và danh tiếng của Kim Dung, những tác phẩm của ông cũng thuộc hàng kinh điển trong số những tác phẩm kinh điển nhất và đặc biệt là không bao giờ lỗi thời. Dù có tài năng thiên phú nhưng Cổ Long vẫn bị cho là lép vế hơn so với Kim Dung.

Sự thay đổi của thời đại

Là một tiểu thuyết võ hiệp, dĩ nhiên việc mô tả các chiêu thức võ công là điều không thể thiếu.

Các tác phẩm của Kim Dung đều miêu tả cụ thể các chiêu thức của từng môn phái, võ công như ý họa tình thơ vừa uyển chuyển, vừa nghệ thuật, tỉ mỉ vừa chân thật lại phi thường. Cổ Long lại miêu tả các chiêu thức thông qua vài nét bút chung chung, không cụ thể rõ ràng. 

Kim Dung miêu tả từng chiêu thức võ công rõ ràng, tỉ mỉ.

Kim Dung miêu tả từng chiêu thức võ công rõ ràng, tỉ mỉ.

Ngoài ra, các nhân vật trong các tác phẩm của Kim Dung được thể hiện rất sống động, có cá tính riêng, dám yêu đám hận. Điều này giúp cho việc chuyển thể thành phim của các diễn viên dễ hòa mình với nhân vật hơn và tìm ra góc độ thể hiện nhân vật một cách hoàn chỉnh nhất thông qua ống kính phim ảnh. Từ đó, mang đến bữa tiệc thị giác mãn nhãn cho khán giả. 

Một điểm khác biệt giữa nhà văn nổi tiếng là ngoài việc là một nhà văn viết tiểu thuyết võ hiệp, Kim Dung còn là một nhà biên kịch xuất sắc. Dù Kim Dung và Cổ Long đều là những tác giả tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng nhưng xét độ phổ biến của các tác phẩm văn học, rõ ràng Kim Dung hơn Cổ Long một bậc.

Phạm Băng Băng và Tạ Đình Phong trong "Tiểu Ngư Nhi và Hoa Vô Khuyết" - bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết Cổ Long.

Phạm Băng Băng và Tạ Đình Phong trong "Tiểu Ngư Nhi và Hoa Vô Khuyết" - bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết Cổ Long.

Ngoài những lý do khách quan riêng, Kim Dung và Cổ Long cũng không tránh khỏi tác động của sự thay đổi trong bối cảnh làng giải trí, phim ảnh ngày nay. Hiện tại, làng giải trí Hoa ngữ có số lượng lớn các diễn viên trẻ, yêu cầu về kỹ năng diễn xuất cũng không còn khắt khe như trước. Chỉ cần có kinh phí làm phim, các kịch bản hay sẽ liên tục tới tay nhà sản xuất. 

Tuy nhiên, mục tiêu cao nhất của các nhà làm phim vẫn là lợi nhuận. Chính vì thế, việc làm lại (remake) các tác phẩm kinh điển nổi tiếng đã trở thành trào lưu khi đem lại một doanh thu không hề nhỏ cho nhà đầu tư. Tính tới nay, các tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung vẫn là một chủ đề hot được khán giả quan tâm nhất.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao Kim Dung không bao giờ viết truyện kiếm hiệp lấy bối cảnh thời Tam Quốc?

Thực chất, cố nhà văn đã đưa ra câu trả lời trong những cuốn tiểu thuyết kinh điển của mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mặc Hy (Theo Toutiao) ([Tên nguồn])
Tác giả truyện kiếm hiệp huyền thoại Kim Dung Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN