Vì sao Kim Dung không bao giờ viết truyện kiếm hiệp lấy bối cảnh thời Tam Quốc?

Thực chất, cố nhà văn đã đưa ra câu trả lời trong những cuốn tiểu thuyết kinh điển của mình.

Cố nhà văn Kim Dung là một trong những tiểu thuyết gia nổi tiếng nhất Trung Quốc. Ông là một trong "Tứ Đại Tông Sư" tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng Trung Quốc. Tứ Đại Tông Sư trong làng tiểu thuyết võ hiệp gồm: Kim Dung, Cổ Long, Lương Vũ Sinh và Ôn Thụy An. Bốn tác giả nổi tiếng còn được biết đến với danh xưng "Kim Cổ Lương Ôn" nhằm khẳng định tài năng và vị trí của Tứ Đại Tông Sư trong làng tiểu thuyết võ hiệp.

Cố nhà văn Kim Dung.

Cố nhà văn Kim Dung.

Tờ Toutiao cho rằng, một tiểu thuyết hay đầu tiên phải có bối cảnh lịch sử, đây là một trong những nền móng hàng đầu cho trí tưởng tưởng của tác giả thêm phong phú hơn. Việc thêm bối cảnh lịch sử vào truyện võ hiệp giúp câu chuyện trở nên hấp dẫn, thú vị hơn. Đây cũng là một trong những lý do có thể giải thích được truyện của Kim Dung rất hay và thu hút.

Tuy nhiên, nhìn qua sự nghiệp của cố nhà văn có thể thấy, hầu hết các câu chuyện trong tiểu thuyết của ông đều xảy ra sau thời Bắc Tống. Trong mỗi tiểu thuyết, Kim Dung ít nhiều đề cập đến công lao của các triều đại lịch sử đời trước. Điều này khiến nhiều người không khỏi tò mò muốn tìm hiểu những câu chuyện võ hiệp thời trước như Tam Quốc hấp dẫn ra sao.

Hầu hết các tiểu thuyết của Kim Dung đều lấy bối cảnh sau thời Bắc Tống.

Hầu hết các tiểu thuyết của Kim Dung đều lấy bối cảnh sau thời Bắc Tống.

Trong thời đại Tam Quốc đầy biến động, có không ít công thần, tướng sĩ, mỹ nhân nhưng Kim Dung chưa bao giờ viết tiểu thuyết lấy bối cảnh thời đại này. Cố nhà văn chỉ có duy nhất một truyện ngắn Việt nữ kiếm lấy bối cảnh thời Chiến Quốc.

Lý do vì sao Kim Dung không bao giờ viết truyện kiếm hiệp lấy bối cảnh thời Tam Quốc khiến nhiều người tò mò. Mới đây, tờ Toutiao đã đưa ra lời giải thích gây không ít tranh cãi.

1. Hệ thống võ thuật của Kim Dung

Theo Toutiao, nếu chọn bối cảnh là thời đại càng sớm đồng nghĩa hệ thống võ học càng cao. Nếu chọn bối cảnh thời Tam Quốc, sẽ có vô số câu chuyện võ hiệp mới lạ đặc sắc. Tuy nhiên, cố nhà văn không chọn lựa điều này.

Tiểu thuyết Thiên long bát bộ xảy ra vào thời Tống Triết Tông - vị Hoàng đế thứ 7 của triều đại Bắc Tống. Xuyên suốt cuốn tiểu thuyết dễ dàng nhận thấy trình độ võ công tổng thể ở thời đại này đạt tới mức huyền diệu nhất. Điều này được chính cố nhà văn khẳng định trong bản sửa đổi lần cuối. 

Tuyệt thế võ công Lục Mạch Thần Kiếm của nhà họ Đoàn.

Tuyệt thế võ công Lục Mạch Thần Kiếm của nhà họ Đoàn.

Những môn võ công kỳ diệu trong Thiên long bát bộ phải kể tới như Lục Mạch Thần Kiếm, Hỏa Diễm Đao, Thiếu Lâm võ học.... Các thế võ này đều tập trung vào nội lực, khi vận công sẽ đả thương kẻ khác, hủy diệt vạn vật. Tuy nhiên, đây thực chất là sự phóng đại của các tiểu thuyết gia, không phải sự thật.

Người hâm mộ chỉ nên coi những tuyệt học võ công này như yếu tố ngụ ngôn hay khoa trương, phóng đại của các nhà văn. Việc sáng tạo ra các thế võ công trong truyện chỉ để tăng thêm sự hấp dẫn, lôi cuốn, không nên áp đặt các kiến thức vật lý hay suy luận khoa học vào vấn đề này. Tờ Toutiao khuyến cáo, các độc giả nhỏ tuổi không nên coi các môn võ công này có thật ngoài đời ở thời Bắc Tống hay hiện tại.

Cố nhà văn từng viết lời tự sự khi Thiên long bát bộ ra mắt như sau, cuốn sách đa phần là sự tưởng tượng có phần khoa trương, cường điệu. Các nhân vật trong thế giới Thiên long bát bộ đều đạt tới cảnh giới huyền diệu nhất. 

Cưu Ma Trí sở hữu môn võ công Hỏa Diễm Đao.

Cưu Ma Trí sở hữu môn võ công Hỏa Diễm Đao.

Quả thực, không có môn võ nào có khả năng biến hóa như Lục Mạch Thần Kiếm của Đoàn Dự hay Hỏa Diễm Đao của Cưu Ma Trí. Tuy nhiên, nhiều người dễ dàng nhận ra trong thế giới võ học của Kim Dung, các tiểu thuyết lấy bối cảnh triều đại càng muộn thì tuyệt học võ công càng suy yếu ví dụ như Lộc đỉnh ký của triều đại nhà Thanh. 

Chính vì vậy, nhiều người cho rằng nếu lấy bối cảnh thời Tam Quốc phải đồng nghĩa với việc có nhiều cao thủ thì võ công mới đạt được mức cực thịnh.

2. Các cao nhân tiền bối trong tiểu thuyết

Trên thực tế, cố nhà văn Kim Dung nhiều lần nhắc tới các vị cao nhân tiền bối sống ở trước thời Bắc Tống trong nhiều tác phẩm khác nhau. 

Đơn cử như, ông từng đề cập tới hai vị cao thủ của thời Ngũ Đại trong tiểu thuyết Thiên long bát bộ. Người đầu tiên chính là Đoàn Tư Bình - tổ tiên của Đoàn Dự. Đoàn Tư Bình là người sáng lập ra Vương quốc Đại Lý, trị vì từ năm 938 đến 944.

Vì sao Kim Dung không bao giờ viết truyện kiếm hiệp lấy bối cảnh thời Tam Quốc? - 5

Tổ tiên nhà Đoàn Dự được cố nhà văn nhắc đến trong "Thiên long bát bộ".

Nguyên văn trong tiểu thuyết như sau: "Vương quốc Đại Lý được thành lập vào năm Tấn Thiên Phúc thứ 2 sau thời Ngũ Đại. Sớm hơn 23 năm so với thời Triệu Khuông Dận (Tống Thái Tổ - vị Hoàng đế khai quốc của triều đại nhà Tống - PV) cầm đầu cuộc binh biến Trần Kiều lật đổ nhà Hậu Chu. Tổ tiên của họ Đoàn ở Đại Lý quê gốc vốn ở Vũ Uy, Lương Châu. Thủy tổ họ Đoàn là Đoàn Kiệm Ngụy được phong làm Thanh Bình Quan (tể tướng) thời Nam Chiếu, truyền đến đời thứ sáu thì sinh ra Đoàn Tư Bình. Lúc này, Nam Chiếu vốn đã suy yếu còn Đoàn Tư Bình giữ chức Thông Hải Tiết Độ Sứ. Năm 938, Đoàn Tư Bình lên ngôi đổi tên nước thành Đại Lý, lấy thụy hiệu là Thái Tổ Thần Thánh Văn Vũ Đế. Ngai vàng được truyền đến đời Đoàn Chính Minh đã gần 150 năm". 

Trong Thiên long bát bộ, hai môn võ công lợi hại là Lục Mạch Thần Kiếm và Nhất Dương Chỉ được Đoàn Tư Bình - vị Hoàng đế đầu tiên của Đại Lý sáng tạo ra. Trong khi đó, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận - Hoàng đế khai quốc nhà Tống cũng là một cao thủ hàng đầu khi đó. 

Cũng trong tiểu thuyết Thiên long bát bộ, cố nhà văn cũng nhắc đến tổ tiên của họ Mộ Dung chính là Mộ Dung Long Thành. Nguyên văn như sau: "Vào thời Ngũ Đại, Mộ Dung thị xuất hiện một vị đại tướng dũng mãnh là Mộ Dung Ngạn Siêu, uy danh tứ phương. Mộ Dung thị còn có một kỳ tài võ học xuất chúng là Mộ Dung Long Thành. Ông là người sáng lập ra tuyệt kĩ Đẩu Chuyển Tinh Di. Đây là tuyệt học võ công vô địch thiên hạ, ai nấy đều thèm muốn".

Vì sao Kim Dung không bao giờ viết truyện kiếm hiệp lấy bối cảnh thời Tam Quốc? - 6

Tổ tiên Mộ Dung Phục cũng được nhắc tới trong truyện.

Trong Tiếu ngạo giang hồ, Kim Dung cũng nhắc đến Lý Tĩnh - một vị danh tướng nhà Đường. Trong tiểu thuyết, cố nhà văn miêu tả Lý Tĩnh là người thông thạo võ nghệ, đọc hiểu bí mật về Dịch Cân Kinh chỉ trong ba ngày ba đêm. Tờ Toutiao cho rằng, đây là cách miêu tả có phần khoa trương, cường điệu hóa của Kim Dung nhằm khẳng định những tài năng trong võ lâm.

Nếu theo dõi toàn bộ tiểu thuyết của Kim Dung, các nhân vật chính của thế hệ triều đại sau này ít ai có được tài năng thiên bẩm như vậy. 

Toutiao đặt giả thiết, nếu viết tiểu thuyết lấy bối cảnh thời Tam Quốc, vậy Kim Dung sẽ phải thần thánh hóa các nhân vật của mình và sáng tạo ra những môn võ công siêu phàm hơn. 

3. Đệ nhất thần công thời Tam Quốc

Trong 14 cuốn tiểu thuyết và 1 truyện ngắn của Kim Dung, có thể nhận thấy không có nhiều nhân vật thời Tam Quốc được nhắc đến. Chỉ có duy nhất một nhân vật phụ trong Ỷ Thiên Đồ Long ký là Tạ Tốn nhắc đến Hoa Đà.

Tạ Tốn. 

Tạ Tốn. 

Nguyên văn có đoạn: "Đột nhiên, Tạ Tốn mắng chửi tới các nhân vật võ lâm, bắt đầu từ Hoa Đà sáng tạo Ngũ Cầm Hí, tới Đạt Ma tổ sư của phái Thiếu Lâm, hay Nhạc Phi sáng tạo ra Mục thần quyền tán thủ, đều bị hắn coi không ra gì. Nhưng hắn không mù quáng chỉ chửi suông cho sướng miệng mà y đều vạch rõ mỗi nhà, mỗi môn phái hắn đều vạch rõ những khiếm khuyết, không sót chỗ nào.

Hắn chửi từ nhà Đường đến đời Tống rồi dần dần chửi tới những người đời cuối Nam Tống như Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế, Bắc Cái, Trung Thần Thông, rồi tới Quách Tĩnh, Hoàng Dung, Dương Quá, Tiểu Long Nữ, rồi đột nhiên mắng cả Trương Tam Phong - người sáng lập ra môn phái Võ Đang".

Vì sao Kim Dung không bao giờ viết truyện kiếm hiệp lấy bối cảnh thời Tam Quốc? - 8

Hoa Đà là nhân vật duy nhất thời Tam Quốc được nhắc đến.

Những nhân vật Tạ Tốn kể trên đều là những nhân vật tiêu biểu của từng thời đại với các thần công khác nhau. Trong đó, Hoa Đà là người sáng tạo ra Ngũ Cầm Hí. Toutiao cho rằng, Kim Dung đang mượn lời Tạ Tốn để ẩn ý nói rằng võ học thần công đầu tiên của thời Tam Quốc chính là Ngũ Cầm Hí do Hoa Đà sáng lập nên.

Toutiao cho rằng, Tam Quốc là thời kỳ có vô số anh hùng, tướng sĩ dũng mãnh. Nhưng vì sao Kim Dung lại chọn Ngũ Cầm Hí của Hoa Đà là môn võ công tuyệt diệu nhất.

"Việt nữ kiếm" là truyện ngắn duy nhất có bối cảnh thời Chiến Quốc.

"Việt nữ kiếm" là truyện ngắn duy nhất có bối cảnh thời Chiến Quốc.

Trong truyện ngắn Việt nữ kiếm lấy bối cảnh thời Chiến Quốc, các nhân vật trong truyện không có bất cứ khái niệm gì về võ công uy danh thiên hạ. Đối với thời Tam Quốc cũng vậy, cố nhà văn cho rằng, đây là thời kỳ hỗn loạn, các dũng sĩ, danh tướng dùng võ nghệ để chiến đấu trên chiến trường chứ không phải cuộc tỉ thí võ công của các cao thủ võ lâm.

Tờ Toutiao khẳng định, Kim Dung không chọn bối cảnh thời Tam Quốc cho tiểu thuyết của mình vì không có khái niệm hay định nghĩa các loại võ công trong thời đại này.

Nguồn: [Link nguồn]

Top 5 mỹ nhân đẹp nhất phim kiếm hiệp Kim Dung: Lưu Diệc Phi còn thua người này

Không có Lê Tư, Lý Nhược Đồng, cũng chẳng có Dương Mịch, bảng xếp hạng khiến nhiều dân mạng xôn xao.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Mặc Hy (Theo Toutiao) ([Tên nguồn])
Tác giả truyện kiếm hiệp huyền thoại Kim Dung Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN