Nam giới bị nhạo báng trong bom tấn 19+ "Người hầu gái"

Đây là một cách nhìn mới của phim đang ăn khách của điện ảnh xứ Kim Chi.

Trong năm 2016, người hâm mộ được chứng kiến sự bứt phá của điện ảnh Hàn Quốc với hai đại diện nổi bật nhất gồm Người hầu gái/The Handmaiden của Park Chan-wook và Gokseong hay The Wailling của đạo diễn Na Hong-jin.

Trong đó, Gokseong vốn đã quá nổi tiếng, còn bản thân Người hầu gái lại bị coi là bản sao của một tác phẩm từ Hollywood là Stoker (2013) khiến phim gặp nhiều trở ngại và bị nhiều chỉ trích khá dữ dội.

Nam giới bị nhạo báng trong bom tấn 19+ "Người hầu gái" - 1

Tiểu thư và người hầu gái.

Tuy vậy, có thể nhận thấy, đây chưa phải tác phẩm xuất sắc của Park Chan-wook, thế nhưng từ những gì công chúng và giới chuyên gia nhận xét thì đây thực sự là một bộ phim chuyển thể đầy ý nghĩa và đáng để xem.

Thực tế, với những khán giả từng theo dõi bộ phim truyền hình Fingersmith trên kênh BBC của Anh sẽ nhận thấy có sự khác biệt rõ rệt với Người hầu gái.

Nam giới bị nhạo báng trong bom tấn 19+ "Người hầu gái" - 2

Hình ảnh phim Fingersmith.

Từ việc trung thành với nguyên tác cho đến các sự kiện ở London thế kỷ 19 cùng tình cảm duy mỹ sâu sắc giữa hai người đẹp khiến nhiều người nhận xét, Fingersmith “ăn đứt” so với Người hầu gái.

Song cách so sánh này thực sự vô nghĩa bởi vấn đề được nêu ra trong Người hầu gái chính là sự tiếp nối những gì còn khiếm khuyết trong bộ phim Stoker của Park Chan-wook trước đó, giúp Park dễ dàng tìm được cách phát huy phong cách “tàn độc, xấu xa” ông thường sử dụng trên phim. Hơn nữa, yếu tố này thực sự gắn kết một cách hài hòa với nội dung chủ thể của bộ phim.

Nam giới bị nhạo báng trong bom tấn 19+ "Người hầu gái" - 3

Phim Stoker.

Điểm khác biệt rõ rệt nhất giữa Người hầu gái với nguyên tác chính là cách cải biên đoạn kết. Trên màn ảnh rộng, đạo diễn Park thẳng tay xóa thân thế bí ẩn của hai nhân vật nữ cũng như quý bà Sucksby.

Thay vào đó, ông để tiểu thư giàu có và cô hầu gái sớm đến với nhau, trở thành những nhân vật chủ đạo trong nội dung của phim. 

Nam giới bị nhạo báng trong bom tấn 19+ "Người hầu gái" - 4

Phiên bản "nữ quyền" của phim Old Boy.

Cách làm này của Park dẫn đến một cái kết rõ ràng, lấp lánh cho bộ phim và đẩy vai trò của nam giới xuống tột cùng của đáy giới hạn.

Bối cảnh phim Người hầu gái đưa người xem trở lại Triều Tiên thập niên 1930, thời kỳ bị phát xít Nhật chiếm đóng. Trong đó, hai nhân vật ông chú Kouzuki (Cho Jin-woong) và tên lừa đảo khét tiếng Fujiwara (Ha Jung-woo), đại diện cho tầng lớp những người bị thực dân hóa về tinh thần lẫn văn hóa.

Nam giới bị nhạo báng trong bom tấn 19+ "Người hầu gái" - 5

Fujiwara (trái) và Kouzuki.

Với tính cách này, từ trong xương tủy họ luôn cho rằng, văn hóa Nhật là ưu việt, tân tiến nhất và muốn trở thành những người Nhật đích thực. Vì vậy, họ phải kết hôn với phụ nữ Nhật, qua đó cho thấy từ thân thế cho đến văn hóa đều cho thấy đàn ông rõ ràng trở thành những kẻ nhu nhược và yếu hèn.

Tiếp đến là mối quan hệ tiền bạc, ngoài Fujiwara, có vẻ như Kouzuki quyền lực thậm chí cũng muốn kết hôn với cô cháu gái Hideko (Kim Min Hee) để có quyền thừa kế tài sản. Qua đó, chi tiết quan trọng nhất chính là quyền lực giới, ở đó nam giới bị nhạo báng một cách cùng cực và đê hèn nhất.

Nam giới bị nhạo báng trong bom tấn 19+ "Người hầu gái" - 6

Kouzuki mạnh mẽ nhưng vẫn tỏ ra vô dụng.

Có thể nhận thấy nhân vật Kouzuki là người vô dụng nhất, dù được coi là mạnh mẽ và quyền lực hơn hẳn so với nhân vật này trong nguyên tác. Những chi tiết như căn nhà chất đầy bộ phận sinh dục nam và hình bạch tuộc khổng lồ đã nói lên điều này.

Về phía Fujiwara, nhân vật này trở thành đối tượng bị châm biếm chủ yếu. Cụ thể, trong cảnh khi Sook-hee (Kim Tae-ri) bị ép nắm vào bộ phận nhạy cảm của Fujiwara và nói: “Từ giờ đừng có đặt cái đồ chơi bé như của trẻ con vào tay tôi nữa”.

Nam giới bị nhạo báng trong bom tấn 19+ "Người hầu gái" - 7

Fujiwara trở thành đề tài bị nhạo báng.

Còn sau đêm tân hôn, Fujiwara chứng kiến cảnh Hideko thủ dâm mà đành bất lực. Hình ảnh này về sau trùng hợp với cảnh ngón tay của hắn bị cắt lìa.

Ngoài ra, bộ phim cũng ngầm tấn công sự ghê tởm của nam giới, cụ thể trong cảnh Fujiwara chiếm đoạt Hideko đã nói: “Phụ nữ chỉ cảm thấy hưng phấn trong một mối quan hệ bị cưỡng chế”.

Đáp lại ngay sau khi đạt được dục vọng, trong thư gửi cho Kouzuki, người đẹp Hideko có viết: “Thật ngại khi phải nói trong thực tế cuộc sống này, không hề có thứ phụ nữ nào cảm thấy hưng phấn trong một mối quan hệ bị cưỡng bức”. Đây chính là câu đáp trả trước lời tuyên bố của Fujwara trước đó và đồng thời là một cách nhạo báng mà Hideko dành cho Fujiwara.

Có thể nhận thấy, cách miêu tả về hai giới trong phim của Park Chan-wook đều ẩn chứa những ý nghĩa vô cùng sâu xa, thú vị.

Về cảnh vuốt ve, trong phim Fingersmith được xử lý một cách tự nhiên và đầy duy mỹ, còn trong Người hầu gái là sự đặc tả qua ống kính giúp khoắc họa từng khung hình, lột tả sự trần trụi.

Trong khi những cảnh phim giữa những người đẹp với nhau, xử lý hình ảnh trong Người hầu gái rõ ràng không được coi là nghệ thuật, thậm chí người xem vẫn lờ mờ nhận thấy đâu đó có bóng dáng của đàn ông. Cách xử lý hình ảnh chiếc chuông tình dục ở đoạn kết giúp bộ phim tăng thêm sự mới lạ và tạo cảm giác hiếu kỳ.

Nam giới bị nhạo báng trong bom tấn 19+ "Người hầu gái" - 8

Một cảnh của hai nhân vật nữ.

Mặc dù vậy, ở góc nhìn khác có thể thấy, nhân vật trung tâm trong Người hầu gái có lẽ là Hideko, chính cô mới là nhân vật thực sự biết được sức mạnh của mình trong mối quan hệ với cả hai giới, giải phóng và chủ động với Sook-hee, chế ngự được Fujiwara...

Còn nhiều cảnh hư cấu có phần khoa trương trong phim rốt cục là nhằm hướng đến đối tượng khán giả nữ hoặc nhằm ca ngợi nữ giới, nữ quyền.

Nam giới bị nhạo báng trong bom tấn 19+ "Người hầu gái" - 9

Hideko là nhân vật trung tâm nhất của phim.

Đây cũng chính là lý do bộ phim được mệnh danh là phiên bản nữ quyền của tác phẩm điện ảnh Old Boy. Dù sao với ý nghĩa nào đi nữa thì câu hỏi chưa có lời giải đáp này vẫn luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người và có nhiều đáp án khác nhau.

Ngoài ra, về mặt tường thuật có thể thấy, nội dung từ nguyên tác lẫn kết cấu đã khá hoàn hảo, vì vậy cách chuyển hóa góc nhìn sang tường thật có lẽ là ngôn ngữ thể hiện phù hợp nhất nhằm điện ảnh hóa khi chuyển thể thành phim. Với cách làm này giúp Park thuận lợi hơn rất nhiều thay vì lặp lại sự nhạt nhèo và vô vị của Stoker trước đó.

Nam giới bị nhạo báng trong bom tấn 19+ "Người hầu gái" - 10

Ánh mắt  Hideko dành cho cô hầu Sook-hee.

Từ cơ sở trên, lối tường thuật của Park còn giúp bộ phim xuất hiện thêm một động cơ khác đầy ý nghĩa, đó chính là cái nhìn thăm dò soi mói của nhân vật.

Trong phim, khi Hideko tự thuật, cô phần lớn lén ánh mắt quan sát Sook-hee. Điều này không những giúp người xem có cơ hội hiểu rõ hơn nội dung phim mà còn nâng tầm nhân vật của Hideko, đồng thời tạo ra lối tường thuật đầy thú vị cho phim

Dù sao cách tường thuật trong Người hầu gái sau khi được cải biên thực sự có ý nghĩa. Tuy vậy các tầng lớp được thể hiện trong phim vẫn là những vấn đề khán giả từng gặp trong Stoker.

Nam giới bị nhạo báng trong bom tấn 19+ "Người hầu gái" - 11

Park Chan-wook (trái) tự biến mình thành người thợ thủ công làm phim.

Nếu như nói những cảnh quay đầy mạnh mẽ cùng nhiều yếu tố mang đậm màu sắc văn hóa phương Đông là nhằm thể hiện cái “Đẹp”.

Như vậy những cái được coi là đẹp và cảnh cưỡng bức bị biên tập khi gắn kết với nhau, không nói lên được một cách trực tiếp bất kỳ mối quan hệ nào trong nội tại của bộ phim. Bởi điều đó chẳng qua chỉ là hình thức đơn thuần và kỹ xảo sâu chuỗi hình ảnh.

Chính điều này khiến Park Chan-wook trở thành một thế hệ “thợ thủ công” điện ảnh trong giới làm phim, do đó ông vẫn còn cách xa so với những đạo diễn lừng danh đích thực.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Long Hy ([Tên nguồn])
Phim Hàn Quốc hay Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN