Hoàng tử duy nhất không được Càn Long "lì xì" có số phận ra sao?

Càn Long đế đã sử dụng bao lì xì để âm thầm đưa ra quyết định chọn người kế vị phù hợp.

Khi làm hoàng đế, Càn Long cũng lo lắng đến vấn đề lập thái tử. Tuy ông không vội vàng nhưng các đại thần lại thường xuyên thúc giục. Càn Long đế đương nhiên cũng hiểu điều này. Một khi Thái tử được lập xong, các quan viên có thể đứng về phía thái tử, vì lợi ích vinh hoa phú quý sau này của mình. Do vậy, quyết định lựa chọn người kế vị của ông lại gây tranh cãi trong triều.

Sử dụng bao lì xì để lập thái tử

Nguyên tắc kế thừa hoàng vị trong thời nhà Thanh thường là “lập đích, lập trưởng”, tức lập con trai của hoàng hậu hoặc đứa con trai đầu tiên của hoàng thượng. Mặc dù có tới 17 người con trai nhưng các hoàng tử phần lớn đều chết yểu. Đến khi gần thoái vị, Càn Long chỉ còn lại 5 người con trai nên phạm vi lựa chọn cũng ít đi.

Phần lớn các con trai của Càn Long đều lần lượt bị chết yểu.

Phần lớn các con trai của Càn Long đều lần lượt bị chết yểu.

Vì sợ các hoàng tử tranh đấu đồng thời không muốn sớm trao đi quyền lực nên dù bị đại thần thúc giục nhưng Càn Long vẫn không quan tâm. Ông chỉ nói mình còn trẻ, đợi đến sau 60 năm tại vị nhất định tuyên bố tuyển chọn thái tử. Càn Long đã nói như vậy, các đại thần chỉ có thể chờ đợi. Đến Tết Nguyên đán năm đó, trong đêm giao thừa, các hoàng tử hoàng tôn như thường lệ tụ tập cùng nhau vui vẻ ăn bữa cơm tất niên. Sau khi con cháu đều đến đông đủ, Càn Long lấy ra một sấp bao lì xì, trên đó viết tên và phát cho từng người. Tuy nhiên, chỉ có Thập Ngũ a ca Vĩnh Diễm là không được nhận lì xì. Những người có mặt tại đó đều bàn tán xì xào, dùng ánh mắt cười nhạo nhìn cậu.

Trong khi Vĩnh Diễm đang cảm thấy buồn bực trong lòng, Càn Long đột nhiên lên tiếng: "Vĩnh Diễm, ta không cần lì xì cho con, cả thiên hạ đều là của con, con cần chút tiền kia làm gì?". Câu nói này của Càn Long rõ ràng tuyên bố Vĩnh Diễm là người kế vị.

Vĩnh Diễm là con trai thứ 15 của vua Càn Long và Lệnh Ý Hoàng quý phi, được vua cha chọn làm người kế vị.

Vĩnh Diễm là con trai thứ 15 của vua Càn Long và Lệnh Ý Hoàng quý phi, được vua cha chọn làm người kế vị.

Nghe được lời này, Vĩnh Diễm vô cùng vui mừng. Tuy nhiên, sau đó không ít đại thần đưa ra dị nghị, cho rằng Vĩnh Diễm không phải con trai trưởng, thân phận mẹ của Thập ngũ a ca cũng không tôn quý, làm sao có thể làm thái tử. Thế nhưng, sau đó Càn Long vẫn không thay đổi quyết định này.  Bởi lẽ, 5 người con trai còn lại của Càn Long có thể chọn lựa làm người kế vị là Bát a ca Vĩnh Tuyền, Thập nhất a ca Vĩnh Tinh, Thập nhị a ca Vĩnh Cơ, Thập ngũ a ca Vĩnh Diễm và Thập thất a ca Vĩnh Lân. Tuy nhiên, lúc chọn người kế vị, Thập thất a ca lúc đó mới ra đời không lâu nên không thích hợp trở thành Trữ quân.

Trong khi đó, theo lời của Càn Long đế, Vĩnh Tuyền được đánh giá là một người ham mê tửu sắc, chân lại có tật nên ông không thích hợp ở ngôi thái tử. Vĩnh Tinh rất giỏi thư pháp, được liệt vào một trong Tứ đại thư pháp trứ danh thời bấy giờ nhưng tính tình keo kiệt, bủn xỉn, không được Càn Long yêu thích.

Thập nhị a ca Vĩnh Cơ dù có tài trí hơn người nhưng Càn Long đế lại không coi trọng.

Thập nhị a ca Vĩnh Cơ dù có tài trí hơn người nhưng Càn Long đế lại không coi trọng.

Vĩnh Cơ là con trai của Kế hoàng hậu, là đích tử lại có tài trí, thông minh hơn người, có chính kiến, là người phù hợp nhất để kế vị Càn Long. Tuy nhiên, Kế hoàng hậu vào những năm cuối đời bị Càn Long đế ghẻ lạnh, đến chết cũng không được phong thụy hiệu, không có mộ phần riêng nên hoàng tử Vĩnh Cơ ít nhiều cũng bị ảnh hưởng, không được Càn Long coi trọng. Thậm chí, Vĩnh Cơ chỉ có danh xưng Bối lặc, không được phong làm thân vương như các hoàng tử khác.

Bên cạnh đó, Càn Long là một người rất đa nghi và có chủ ý của riêng mình. Càn Long đế thoái vị sau 60 năm cai trị không phải vì do tuổi già sức yếu mà chẳng qua là ông không muốn vượt qua thời kỳ cai trị của ông nội Thanh Thánh Tổ Khang Hy hoàng đế (61 năm trị vì). Do đó, với bản chất là một người “yêu quyền lực hơn cả sinh mệnh”, Càn Long chọn người kế vị nhất định phải là một người tầm thường, tuân thủ mọi mệnh lệnh và ủng hộ quyền lực của ông một cách tuyệt đối. Trong khi đó, Vĩnh Diễm lại là một người có tính cách hướng nội, trầm lặng, thật thà, coi trọng nhân hiếu nên luôn nghe theo và phục tùng Càn Long vô điều kiện.

Số phận của hoàng tử duy nhất không được Càn Long "lì xì"

Vĩnh Diễm là con trai thứ 15 của Càn Long đế với Lệnh Ý hoàng quý phi. Nguyên mẫu Lệnh Phi đã nhiều lần được xây dựng trong các bộ phim truyền hình với các hình tượng khác nhau. Năm 1998, bộ phim "Hoàn Châu cách cách" từng khắc họa thành công nhân vật Lệnh Phi (Triệu Lệ Quyên). Bà được miêu tả là người nhân hậu, thông minh, luôn giúp đỡ Tử Vy cùng Tiểu Yến Tử. Năm 2018, "Diện Hy công lược" ra mắt nhân vật Lệnh Phi (Ngô Cẩn Ngôn) lại chiếm được tình cảm của khán giả nhờ tài trí hơn người. Sau những lần được tái hiện trên màn ảnh, trong mắt khán giả Lệnh Quý Phi là phi tần được nhiều sủng ái từ hoàng đế. Những năm cuối đời, bà là người được lòng Càn Long nhất.

Video: Cảnh Thập ngũ a ca Vĩnh Diễm bị hạ độc trong "Diện Hy công lược".

Năm thứ hai lập Vĩnh Diễm làm thái tử, Càn Long tuyên bố thoái vị, Vĩnh Diễm trở thành hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Khánh, còn bản thân ông làm thái thượng hoàng. Tuy nhiên, mặc dù quyền lực bề ngoài đã được giao cho Gia Khánh nhưng việc xử lý quốc sự vẫn do Càn Long quyết định. 3 năm sau khi làm thái thượng hoàng, Càn Long qua đời, triều Đại Thanh mới thực sự giao quyền lực cho Gia Khánh.

Theo sử sách ghi lại, Gia Khánh là một người có lối sống giản dị, có lý tưởng cao và luôn mong muốn được thanh trừng những gian thần trong triều đình. Do đó, khi Càn Long qua đời, ông đã xử tử Hòa Thân - một đại tham quan trong lịch sử Trung Quốc. Dưới thời cai trị của mình, Gia Khánh đế từng thực hiện một cuộc cải cách có quy mô khá lớn, cố gắng khôi phục lại triều Thanh sau một thời gian dài bị lũng đoạn bởi Hòa Thân và chống nạn buôn thuốc phiện ở Trung Hoa. Bên cạnh đó, ông còn thẳng tay đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân.

Tạo hình Gia Khánh đế trong phim là người lãnh đạm, tàn nhẫn.

Tạo hình Gia Khánh đế trong phim là người lãnh đạm, tàn nhẫn.

Mặc dù có cố gắng nhưng tài trị quốc kém cỏi khiến thời trị vì của Gia Khánh xảy ra mâu thuẫn xã hội gay gắt, nha phiến lưu nhập Trung Quốc, nạn tham nhũng không những không khởi sắc mà còn nghiêm trọng hơn, triều đình khởi nghĩa xảy ra khắp nơi.

Bộ phim "Thiên mệnh" lấy bối cảnh triều đình nhà Thanh, xoay quanh cuộc đối đầu giữa hoàng đế Gia Khánh (Đàm Tuấn Ngạn) và đại thần Nữu Hỗ Lộc Hòa Thân (Trần Triển Bằng). Trong lịch sử, Hòa Thân là một đại thần quyền khuynh triều dã dưới thời hoàng đế Càn Long. Tuy nhiên, địa vị “dưới một người trên vạn người” không thỏa mãn được tham vọng của Hòa Thân. Dựa vào thế lực to lớn của mình, ông nghiễm nhiên trở thành đại tham quan, vừa tham ô vừa hối lộ, vơ vét của cải nhiều không kể xiết.

Hai cha con Càn Long và Gia Khánh đế có những mâu thuẫn không hồi kết.

Hai cha con Càn Long và Gia Khánh đế có những mâu thuẫn không hồi kết.

Năm 1796, Càn Long tổ chức đại lễ truyền ngôi hoàng đế cho hoàng tử thứ 15 là Gia Thân Vương Vĩnh Diễm, còn ông thì làm thái thượng hoàng. Càn Long liên tiếp bao che cho sủng thần Hòa Thân "làm mưa làm gió", khiến mâu thuẫn giữa Gia Khánh đế và Hòa Thân ngày càng gay gắt.

Những tập đầu của bộ phim đã gây ấn tượng với khán giả bởi sự xuất hiện bí ẩn của Gia Khánh đế. Tạo hình của Đàm Tuấn Ngạn với thần sắc nghiêm nghị, lãnh đạm càng khiến nhân vật trở nên khó đoán. Quyết tâm dồn Hòa Thân vào đường cùng với những âm mưu hiểm hóc, nhiều người cảm thấy Gia Khánh đế là một vai phản diện. Trong đoạn Gia Khánh bị Càn Long phát hiện âm mưu giết cha, Đàm Tuấn Ngạn thể hiện xuất sắc sự đau khổ và bất lực của một người con nhưng đồng thời, cũng là một vị vua lòng đầy dã tâm nắm giữ quyền lực.

Đàm Tuấn Ngạn - con trai huyền thoại võ thuật Địch Long đã thể hiện thành công vai Gia Khánh đế.

Đàm Tuấn Ngạn - con trai huyền thoại võ thuật Địch Long đã thể hiện thành công vai Gia Khánh đế.

Suốt 4 năm mang danh cầm quyền hoàng đế nhưng hầu như mọi việc đều phải thông qua thánh ý của thái thượng hoàng, Gia Khánh chịu nhiều uất ức. Nhất là khi Hòa Thân lại có địa vị được người đương thời xem là “Nhị hoàng đế”, chia nửa giang sơn với Càn Long. Tình thương bị san sẻ, thế lực bị uy hiếp khiến Gia Khánh bất mãn, lòng dạ trở nên vô tình. Vì lẽ đó, vị hoàng đế này không từ thủ đoạn, miễn sao có thể giành lấy uy quyền, thực hiện hoài bão của mình.

Ở đoạn Càn Long sắp băng hà, Đàm Tuấn Ngạn đã lột tả xuất thần sự vô tình cùng cực của Gia Khánh. Đứa con chậm rãi xuất hiện trong vẻ mặt đau đớn, không nói một lời, dập tắt từng ngọn nến một, cho đến khi bóng tối lấp đầy không gian, bỏ mặc cha gọi tên mình trong vô vọng. Vị hoàng đế sau đó còn thản nhiên ngồi trên ngai vàng, ánh mắt sắc lạnh thể hiện quyết tâm rửa hận trong lòng. Đây là một phân cảnh ám ảnh người xem.

Nguồn: [Link nguồn]

Hoàng đế Càn Long chỉ viết 1 chữ khiến Hòa Thân sợ tái mặt

Là vị đại thần được vua Càn Long trọng dụng nhưng Hoà Thân lại sợ mất vía khi hoàng đế viết chữ này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyệt Lương (Theo Sina, 163) ([Tên nguồn])
Hé lộ sự thật khác xa trên phim Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN