3 vị Phật Tổ quyền lực trên màn ảnh trông thế nào ngoài đời thực
Ngoài phiên bản Phật Tổ kinh điển trong Tây du ký 1986 đã in sâu trong tâm trí của nhiều khán giả, vẫn có những phiên bản khác được nhiều người yêu thích.
1. Chu Long Quảng - Phiên bản Như Lai Phật Tổ kinh điển nhất
Tây Du Ký phiên bản 1986 được coi là phiên bản kinh điển nhất của bộ phim này cho đến thời điểm hiện tại. Theo đó, hầu như tất cả những nhân vật trong phim cũng đều trở thành phiên bản kinh điển, trong đó có vai diễn Phật Tổ Như Lai do Chu Quảng Long đảm nhiệm. Đến nay, mặc dù hơn 30 năm đã trôi qua nhưng hình ảnh vị Phật Tổ Như Lai hiền từ vẫn in đậm trong tâm trí của khán giả nhiều thế hệ.
Hình ảnh Phật Tổ hiền từ kinh điển trong Tây Du Ký 1986
Chu Quảng Long sinh năm 1939 tại Tây An, Trung Quốc. Trước khi đảm nhận vai Phật Tổ Như Lai trong Tây Du Ký, Chu Quảng Long đã là một diễn viên nổi tiếng của Trung Quốc và sau đó, ông cũng còn tham gia nhiều bộ phim thành công nữa.
Video: Tôn Ngộ Không ăn vạ Như Lai Phật Tổ trong Tây du ký 1986
Tuy nhiên, chính bản thân Chu Quảng Long cũng thừa nhận rằng, vai diễn “lướt qua màn ảnh” trong Tây du ký 1986 để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong sự nghiệp của ông. Thậm chí, ông chia sẻ rằng, đến giờ, khi ra đường, vẫn có nhiều người nhận ra và gọi ông là Phật Tổ.
Chu Quảng Long hạnh phúc bên vợ
Đến nay, khi đã ở tuổi 78, Chu Quảng Long đang có cuộc sống vui vẻ và viên mãn bên người vợ đã gắn bó với ông suốt hơn 40 năm và 3 cô con gái xinh đẹp, tài năng.
2. Hác Nhất Bình - Như Lai Phật Tổ tương đồng nhất với phiên bản kinh điển
Tạo hình Phật Tổ trong Hậu Tây Du Ký khá tương đồng với phiên bản kinh điển của Chu Quảng Long
Hậu Tây Du Ký là câu chuyện nối tiếp của Tây Du Ký. Đây là hai bộ phim có quan hệ đối ứng với nhau. Nội dung chủ yếu của bộ phim kể về chuyện thầy trò Đường Tăng sau khi thỉnh kinh xong, Như Lai Phật Tổ viên tịch, đại ma đầu là Vô Thiên lợi dụng cơ hội thống trị tam giới, cuối cùng bị Tôn Ngộ Không tiêu diệt, tam giới lại được khôi phục. Bộ phim do Tào Vinh làm đạo diễn.
Ngoài đời, ông là một nhà chế tác nổi tiếng của Trung Quốc
Hác Nhất Bình thủ vai Phật Tổ Như Lai trong Hậu Tây Du Ký có tạo hình gần như tương đồng với phiên bản kinh điển năm 1986. Ông sinh năm 1952 và hiện là nhà chế tác nổi tiếng của Trung Quốc. Hác Nhất Bình hiện là thành viên của Hiệp hội điện ảnh và Hiệp hội biểu diễn nghệ thuật Trung Quốc.
3. Vương Hội Xuân - Như Lai Phật Tổ gầy gò nhất
Mặc dù phiên bản Tân Tây du ký năm 2011 không được đánh giá cao nhưng tạo hình và diễn xuất của Phật Tổ Như Lai trong phiên bản này lại nhận nhiều tình cảm của khán giả.
Phiên bản Phật Tổ "gầy gò" do Vương Hội Xuân đảm nhiệm trong Tân Tây Du Ký 2011
Phật Tổ Như Lai trong Tây du ký năm 2011 được coi là phiên bản Phật Tổ “gầy gò” nhất, phá vỡ hình tượng Đức Phật Tổ khổng lồ của phiên bản kinh điển năm 1986 do Chu Long Quảng đảm nhiệm. Tuy nhiên, với diễn xuất của một diễn viên thực lực bậc nhất làng giải trí, bằng ánh mắt hiền từ và những lời chỉ dạy đầy trí tuệ, Vương Hội Xuân vẫn làm toát lên được phật tính ngút ngàn của Phật Tổ Như Lai.
Như Lai Phật Tổ thu phục đại bàng Kim Sí Điểu trong Tân Tây du ký 2011
Vương Hội Xuân sinh năm 1962, thuộc thế hệ những diễn viên thực lực của Trung Quốc. Ông từng tham gia nhiều bộ phim như Khổng Tử, Ung Chính Vương Triều, Lý Vệ Làm Quan, Kiều Gia Đại Viện, Võ Mị Nương Truyền Kỳ. Đặc biệt, ông từng quen thuộc với khán giả Việt Nam qua vai diễn Bàng Thái Sư trong bộ phim Thời niên thiếu của Bao Thanh Thiên.
Vai diễn Bàng Thái Sư của Vương Hội Xuân trong Thời niên thiếu của Bao Thanh Thiên
Vì quan hệ vai vế, vị thần tiên này không ra tay thể hiện. Thực chất, pháp lực của người còn mạnh hơn cả Phật Tổ.