Đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển bền vững

Sáng 22/12, Bộ Công Thương đã tổ chức Diễn đàn An ninh năng lượng cho phát triển bền vững”. Diễn đàn nhằm triển khai việc thực hiện Nghị quyết 55/NQ-TW (ngày 11/2/2020) của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến 2030, tầm nhìn đến 2045.

Chương trình có sự đồng hành của Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS); Tổng Công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1); Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT); Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).

Phát biểu tại diễn đàn, TS. Nguyễn Đức Hiển, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương khẳng định, việc bảo đảm an ninh năng lượng (ANNL) được Việt Nam xác định là mục tiêu xuyên suốt trong Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia. Tại Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị đã thể hiện rõ quan điểm bảo đảm vững chắc ANNL quốc gia là nền tảng, là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững phải đi trước một bước gắn với bảo vệ môi trường, sinh thái đảm bảo quốc phòng an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Việc đảm bảo an ninh năng lượng trên phương diện quốc gia chính là sự duy trì liên tục, ổn định và đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng năng lượng với mức giá cả chấp nhận được đối với quốc gia đó. Trong đó, các vấn đề về giá cả và sự đa dạng về nguồn cung cấp là những yếu tố có tính quyết định đến an ninh năng lượng, xét trên góc độ lợi ích quốc gia.

TS. Nguyễn Đức Hiển, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu đề dẫn tại Diễn đàn

TS. Nguyễn Đức Hiển, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu đề dẫn tại Diễn đàn

Nguyên nhân chủ yếu là do tài nguyên năng lượng sơ cấp về thủy điện về cơ bản đã khai thác hết; sản lượng dầu và khí ở một số mỏ lớn sau thời gian dài khai thác đã suy giảm nhanh, việc phát triển mỏ mới trên Biển Đông gặp nhiều khó khăn; tuy trữ lượng than còn nhiều nhưng chưa khai thác triệt để do công nghệ còn lạc hậu và điều kiện khai thác ngày càng khó khăn làm tăng giá thành; một số dự án nguồn điện chưa đưa vào vận hành do chậm tiến độ và chậm khởi công so với quy hoạch, hoặc dừng triển khai; chưa có một chiến lược và chính sách cụ thể rõ ràng để bảo đảm khả năng tiếp cận được các nguồn năng lượng có khả năng cung cấp dài hạn, có độ tin cậy cao, giá thành hợp lý; giá năng lượng còn chưa theo cơ chế thị trường; khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế chưa chú trọng đúng mức đến vấn đề cung cấp năng lượng dẫn đến hệ số đàn hồi năng lượng cao…

Toàn cảnh Diễn đàn an ninh năng lượng cho phát triển bền vững

Toàn cảnh Diễn đàn an ninh năng lượng cho phát triển bền vững

Thực tế, Việt Nam hiện nay mới bắt đầu nghiên cứu có tính tổng thể về bài toán đánh giá mức độ đảm bảo an ninh năng lượng. Trong điều kiện hệ thống năng lượng cũng như nền kinh tế Việt Nam có những đặc điểm riêng, cần thiết phải xây dựng cơ sở phương pháp luận và mô hình mô phỏng hệ thống năng lượng Việt Nam với các dấu hiệu phù hợp với điều kiện tự nhiên và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục điện lực và năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục điện lực và năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương

Hầu hết các ý kiến cho rằng, để có thể đảm bảo cho bài toán an ninh năng lượng quốc gia, phát triển bền vững, rất cần thiết phải gia tăng các nguồn năng lượng tái tạo vào cơ cấu nguồn điện. Đặc biệt, theo các chuyên gia, cần thiết có thể lập các dự án thực hiện chuyển một số nhà máy từ đốt than sang đốt kèm sinh khối hoặc chuyển từ đốt than sang đốt hoàn toàn bằng sinh khối... để có thể giảm thiểu những nguy cơ về ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó, trong rất nhiều các giải pháp được đưa ra nhằm đảm bảo an ninh năng lượng trong dài hạn, các diễn giả đặc biệt nhấn mạnh đến việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục điện lực và năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương khẳng định, đối với các nền kinh tế mới nổi cũng như đang phát triển như Việt Nam cần phải chuyển dịch cơ cấu năng lượng theo hướng bền vững hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN