Làm việc, hội họp không khoảng cách nhờ... công nghệ số "make in Việt Nam"

Sự kiện: Chuyển đổi số

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những công nghệ số đột phá là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, thay đổi mạnh mẽ cách thức con người sống và làm việc.

Theo Bộ TT&TT, trước đây, phần lớn các cuộc họp của một cơ quan, doanh nghiệp diễn ra dưới hình thức trực tiếp, thành phần giới hạn theo phân cấp về mô hình tổ chức. Giờ đây, chuyển sang hình thức họp trực tuyến, họp trực tiếp từ cấp lãnh đạo cao nhất đến từng chuyên viên. Công nghệ số đã tạo một cuộc cách mạng đột phá làm “phẳng hóa” sơ đồ tổ chức hình cây truyền thống, xóa nhòa các giới hạn, tạo ra môi trường làm việc số không có khoảng cách.

Cuộc họp giao ban trực tuyến tháng 6/2021 giữa Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng với gần 500 cán bộ thuộc khối các đơn vị công nghệ số trong bối cảnh phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Cuộc họp giao ban trực tuyến tháng 6/2021 giữa Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng với gần 500 cán bộ thuộc khối các đơn vị công nghệ số trong bối cảnh phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Hiện nay, nhiều cơ quan nhà nước tiên phong triển khai các nền tảng họp trực tuyến thế hệ mới, cho phép người họp tham gia mọi lúc, mọi nơi, bằng thiết bị di động với chi phí không đáng kể thay vì sử dụng hệ thống hội nghị truyền hình chi phí cao như trước kia. Công nghệ số giúp giảm bớt khâu trung gian, cơ quan nhà nước chỉ đạo điều hành, hành động nhanh hơn, kịp thời hơn.

Với các bài toán thế giới, người Việt Nam có thể chưa giải quyết thật tốt. Nhưng tại Việt Nam, người Việt Nam sẽ có khả năng giải quyết tốt nhất bài toán Việt Nam. Ở ngay tại đây, trên chính mảnh đất này, người Việt Nam đã làm được điều đó từ hàng ngàn đời nay. Điều đó là do chúng ta có văn hóa riêng, có thói quen riêng và có “nỗi đau” riêng mà không ai hiểu bằng chính chúng ta. Và trong thời đại số này, người Việt Nam tiếp tục nỗ lực để giải quyết bài toán của mình, nhận định của Bộ TT&TT.

Nền tảng họp trực tuyến thế hệ mới là một ví dụ. Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã triển khai nghiên cứu, phát triển và đưa vào phục vụ thị trường các nền tảng như Zavi của Zalo, eMeeting của AIC, netMeeting của NetNam,...

Bộ TT&TT họp trực tuyến bằng Nền tảng netMeeting của Công ty Cổ phần NetNam.

Bộ TT&TT họp trực tuyến bằng Nền tảng netMeeting của Công ty Cổ phần NetNam.

Lợi ích của nền tảng Việt Nam là sẽ phục vụ người Việt Nam nhanh hơn, tốt hơn, vì chỉ sử dụng băng thông kết nối trong nước. Nền tảng Việt Nam được tùy biến để tăng cường an toàn, bảo mật. Cơ quan, tổ chức có thể linh hoạt triển khai trên hạ tầng của chính mình và tự mình kiểm soát, không sợ bị lộ, lọt thông tin cho bên thứ ba mà mình không kiểm soát được. Cơ quan, tổ chức có thể chủ động phát triển hoặc thuê phát triển tiếp, "may đo" phục vụ nhu cầu của riêng mình. Đây là những điểm mà các nền tảng phổ biến trên thế giới sẽ không bao giờ phục vụ, sẽ không bao giờ “may đo” chỉ để phục vụ thị trường Việt Nam.

Do đó, Bộ TT&TT kêu gọi: "Một hạt mầm tốt muốn trở thành cây cổ thụ sum xuê thì cần một mảnh đất tốt, đủ rộng và cần hàng triệu giọt sương, giọt mưa tưới tắm qua thời gian. Nền tảng "Make in Việt Nam" chỉ có thể chiếm lĩnh thị trường trong nước, vươn ra toàn cầu, nếu người Việt Nam cho nó một cơ hội được sử dụng, cho nó một cơ hội được hoàn thiện.

Thị trường 100 triệu dân là mảnh đất tốt, đủ rộng, là tài sản lớn nhất của Việt Nam. Mỗi người sử dụng, mỗi ý kiến góp ý những điểm chưa tốt của nền tảng "Make in Việt Nam" hãy là giọt sương, giọt mưa như vậy để một ngày chúng ta tự hào có những ền tảng "Make in Việt Nam" đi ra thế giới".

Nguồn: [Link nguồn]

Không chỉ phòng chống dịch COVID-19, Bluezone làm được nhiều hơn thế

Phòng chống dịch COVID-19 là tính năng chính của Bluezone khi ra đời, nhưng tới nay đã được bổ sung thêm rất nhiều tính...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Chuyển đổi số Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN