Binh sĩ Mỹ sẽ được gắn điện thoại vào răng
Việc gắn điện thoại vào răng dường như chỉ có trong trí tưởng tượng, nhưng thực tế đang chứng minh sự tồn tại của những điều tưởng chừng vô lý đó khi bộ Quốc phòng Mỹ đang đầu tư phát triển vào công nghệ này.
Theo báo cáo của trang web Defense One, công ty Sonitus đã nhận được một hợp đồng trị giá 10 triệu USD để triển khai dự án phát triển các thiết bị liên lạc hai chiều có thể gắn vào răng người sử dụng. Mang tên Molar Mic, công nghệ này sẽ được triển khai bước đầu ở lực lượng Không quân Mỹ, và sau đó mở rộng các lực lượng quân sự khác.
Theo CEO của Sonitus, Peter Hadrovic, bằng cách sử dụng "đường thính giác" của răng, người dùng có thể hiểu được âm thanh khi chúng được truyền tới thiết bị. Thời gian để não người thích nghi, đồng thời có thể cải thiện khả năng xử lý âm thanh của người dùng vào khoảng 3 tuần. Thiết bị sử dụng cảm ứng từ trường tầm ngắn để đồng bộ với bộ phát, dạng Bluetooth. Nó được tùy chỉnh để vừa với miệng của người dùng, sau đó được gắn vào trong răng hàm. Microphone và pin sạc không dây được thiết kế chống nước.
Binh sĩ Mỹ sẽ được gắn điện thoại vào răng.
Thiết kế hiện tại có vẻ gây khó chịu và tiềm ẩn nhiều hiểm nguy khác đối với người sử dụng. Tuy nhiên, khi phải thực hiện những công việc đòi hỏi phải sử dụng tay chân như nhảy dù, chiến đấu hay nhiều công việc khác, việc gắn thiết bị vào răng sẽ giúp cho người sử dụng cảm thấy thuận tiện hơn nhiều, trong khi vẫn tiếp tục giữ được kết nối thông tin liên lạc.
Một quỹ đầu tư phi lợi nhuận thuộc CIA có tên In-Q-Tel đã đầu tư vốn cho Sonitus phát triển công nghệ này. Tuy nhiên, CEO của Sonitus từ chối cho biết sau khi hoàn thành dự án, công nghệ này có được CIA đưa vào sử dụng hay không.
Hiện mẫu này đang được thử nghiệm tại lực lượng giải cứu trên không của đội cứu hộ 131 thuộc lực lượng Không quân Vệ binh Quốc gia tại Moffett Field ở Mountain View, California, thông qua chương trình "chiến binh tại nơi cư trú" của DIUx.
Theo AP, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký duyệt Đạo luật chi tiêu quốc phòng (NDAA) lên tới 716 tỷ USD cho năm tài khóa 2019 nhằm xây dựng một lực lượng quân đội lớn mạnh hơn.
Theo đó, NDAA sẽ tăng quyền hạn của ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS). Luật mới cũng quy định sự kiểm soát của Quốc hội đối với các hợp đồng mà Chính phủ Mỹ ký với các tập đoàn công nghệ ZTE và Huawei của Trung Quốc.
Ngoài ra, NDAA cho phép chi tiêu 7,6 tỷ USD cho 77 máy bay chiến đấu tấn công hỗn hợp F-35 do công ty Lockheed Martin sản xuất, đồng thời cấm chuyển giao máy bay chiến đấu tiên tiến cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu Ankara mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Một nội dung khác trong luật NDAA là các biện pháp hạn chế khả năng giảm lực lượng binh sĩ Mỹ đang đồn trú tại Hàn Quốc.
Ánh sáng xanh xuất hiện ở khắp mọi nơi, đặc biệt là màn hình smartphone, máy tính bảng, TV,...