Bên trong “phòng chiến tranh” Facebook, nơi mở ra để tránh lặp lại sai lầm năm 2016

Facebook đã xây dựng một “phòng chiến tranh” (war room) tại thủ phủ công ty để tránh lặp lại sai lầm của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.

Facebook chắc chắn không muốn phạm sai lầm năm 2016 thêm một lần nào nữa. Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016, mạng xã hội bị lạm dụng bởi các thế lực để phát tán tin giả mạo, thông tin sai sự thực trên quy mô lớn, dẫn đến một chuỗi bê bối dường như không có hồi kết cho Facebook đến tận ngày nay.

Bên trong “phòng chiến tranh” Facebook, nơi mở ra để tránh lặp lại sai lầm năm 2016 - 1

Bên trong "phòng chiến tranh" Facebook

2 năm sau, nước Mỹ chuẩn bị bước vào cuộc bầu cử giữa kỳ. Facebook đang nóng lòng muốn cho cả thế giới biết họ đã sẵn sàng chống can thiệp như thế nào. Hôm 18/10, mạng xã hội lớn nhất hành tinh mời nhà báo đến trụ sở Menlo Park, California thăm quan căn phòng chiến tranh mà họ đã lập ra để xử lý các vấn đề liên quan đến bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ và chiến dịch bầu cử Tổng thống đang diễn ra tại Brazil.

“Phòng chiến tranh” Facebook là gì?

Bên trong “phòng chiến tranh” Facebook, nơi mở ra để tránh lặp lại sai lầm năm 2016 - 2

“Phòng chiến tranh” là nơi tập hợp của những chuyên gia và nhân viên Facebook để họ làm việc cùng nhau hiệu quả hơn. Với Facebook, đây là biểu tượng cho thấy họ đã sẵn sàng như thế nào. Căn phòng chứa đầy bàn ghế, có khoảng 20-30 người một lúc, đại diện cho 20 nhóm khác nhau của công ty.

Những bức tường được trang trí bằng quốc kỳ Mỹ và quốc kỳ Brazil cùng đồng hồ hiển thị các múi giờ khác nhau và tivi chiếu tin tức. Các màn hình máy tính lớn trình chiếu mọi thứ từ phân tích nội bộ liên quan, họp hội nghị video với các phòng ban khác và tweet gần đây trong ứng dụng TweetDeck.

Sự hiện diện của mọi người đảm bảo thời gian tương tác nhanh hơn và tức thời khi có sự cố xảy ra bởi theo Samidh Chakrabarti, một lãnh đạo Facebook: “Khi nhắn tin cho ai đó, bạn có biết mình được họ chú ý hay không”?

Mỗi người trong phòng cũng làm việc với nhóm phản ứng riêng trên khắp Facebook, khiến War Room trở thành trung tâm đầu não của nỗ lực rộng lớn hơn, theo Nathaniel Gleicher, phụ trách chính sách an ninh mạng của Facebook.

Kế hoạch bảo vệ bầu cử của Facebook như thế nào?

Bên trong “phòng chiến tranh” Facebook, nơi mở ra để tránh lặp lại sai lầm năm 2016 - 3

Có 3 cột trụ chính trong nỗ lực bảo vệ bầu cử của Facebook: triệt hạ tài khoản giả mạo; minh bạch quảng cáo; xử lý phát tán tin giả mạo và sai sự thật. Facebook đang tạo ra kho lưu trữ các quảng cáo chính trị để ai cũng có thể xem được. Dù vậy, vấn nạn tin giả mạo vẫn còn nhức nhối trên các sản phẩm khác thuộc sở hữu của hãng, đáng chú ý nhất là WhatsApp. Theo nghiên cứu mới đây, phần lớn nội dung chính trị phổ biến được chia sẻ trên ứng dụng nhắn tin này tại Brazil là sai sự thật.

Bên trong “phòng chiến tranh” Facebook, nơi mở ra để tránh lặp lại sai lầm năm 2016 - 4

Khi được hỏi bởi báo chí, Facebook chưa có câu trả lời thỏa mãn cho vấn đề xử lý luồng tin giả mạo và sai sự thật như thế nào ngoài việc chỉ ra các thay đổi nhỏ như bổ sung ám thị “được chuyển tiếp” bên cạnh tin nhắn để báo hiệu tin nhắn không xuất phát từ người gửi.

Các tác giả của báo cáo gợi ý những biện pháp Facebook có thể dùng như hạn chế chuyển tiếp tin nhắn, giới hạn quy mô của các nhóm mới nhưng đáp lại, công ty của Mark Zuckerberg chỉ nói rằng “không có đủ thời gian để áp dụng thay đổi”.

Bên trong “phòng chiến tranh” Facebook, nơi mở ra để tránh lặp lại sai lầm năm 2016 - 5

Nguy cơ về tin giả mạo lan tràn trên WhatsApp không quá nghiêm trọng trong cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ, nơi ít người sử dụng ứng dụng như dịch vụ liên lạc chính. Tuy nhiên, các cuộc bầu cử tại châu Âu và những nơi khác, nguy cơ hiện hữu. Không rõ Facebook sẽ xử lý như thế nào.

Facebook xác định kẻ đứng đằng sau vụ tấn công 50 triệu tài khoản

Đã có thông tin liên quan đến những kẻ tấn công đứng đằng sau vụ làm rò rỉ dữ liệu 50 triệu tài khoản người dùng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Du Lam/BI ([Tên nguồn])
Mạng xã hội Facebook Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN