Tham gia phỏng vấn – tại sao không?

Thứ Tư, ngày 28/10/2015 14:42 PM (GMT+7)
Chia sẻ

Tham gia một buổi phỏng vấn xin vệc sẽ mở ra một cơ hội tuyệt vời giúp bạn rất nhiều trong việc nâng cao kỹ năng trả lời, phản ứng nhanh trước mọi tình huống, giải đáp những thắc mắc mà bạn còn vướng bận và hơn hết là giúp bạn mở rộng mối quan hệ.

Vậy, tham gia phỏng vấn – tại sao không? Dưới đây là 6 lý do để bạn nên dành thời gian đến một buổi phỏng vấn  xin việc.

Tham gia phỏng vấn – tại sao không? - 1

1. Cơ hội thực hành

Bạn đã lựa chọn được một nơi làm việc rất tốt và mong muốn được trở thành nhân viên chính thức của công ty. Và, bạn đang trong quá trình chuẩn bị tất cả những gì có thể để buổi phỏng vấn quan trọng đó thành công như mong đợi. Sẽ là một cơ hội tốt để bạn thực hành, tập dượt trước khi bạn nhận một vài lời mời tham gia phỏng vấn khác. Tham gia phỏng vấn giúp bạn tập luyện cách trả lời các dạng câu hỏi, tiếp xúc với các tình huống có thể xảy ra sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều. Kinh nghiệm tích lùy từ các cuộc phỏng vấn khác nhau góp phần tăng cao mức độ thành công và cơ hội làm việc của bạn tại buổi phỏng vấn quan trọng sẽ diễn ra sau đó.

2. Mở rộng quan hệ

Tham gia phỏng vấn ngoài việc giúp bạn có cơ hội được làm việc tại công ty mà bạn chọn thì nó còn giúp bạn mở rộng những mối quan hệ xã giao của bạn theo chiều hướng tích cực. Bạn sẽ có cơ hội làm quen với những người trong ngành. Có thể, tại thời điểm đó, bạn hoàn toàn không có ý định làm việc mà chỉ muốn tham gia thử cho biết nhưng biết đâu, những mối quan hệ có được từ buổi phỏng vấn sẽ níu chân bạn ở lại hoặc cũng có thể giúp ích được cho bạn trong một khoảng thời gian nào đó về sau.

3. Tiếp nhận ý kiến đánh giá, phản hồi

Tận dụng lợi thế của buổi phỏng vấn mà bạn tham gia để tiếp nhận những ý kiến đánh giá, phản hồi từ nhà tuyển dụng về bản thân, hồ sơ xin việc là cách làm thường thấy ở những ứng viên chuyên nghiệp. Những chia sẻ, góp ý, những quan điểm của nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn hiểu một cách chính xác về tiêu chuẩn của các chủ  doanh nghiệp  khi chọn lựa nhân viên. Thông qua đó, hồ sơ của bạn sẽ trwor nên hoàn thiện hơn rất nhiều.

4. Nâng cao cơ hội việc làm

Nếu quá trình xin việc diễn ra tốt đẹp, bạn sẽ được học tập và trải nghiệm thực tế ở một doanh nghiệp thực sự. Trong khi chuẩn bị cho một bước tiến xa hơn trên con đường phát triển sự nghiệp thì việc tham gia vào một môi trường làm việc cũng sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều.

5. Kỹ năng đàm phán

Đàm phán là một trong những kỹ năng quan trọng mà ứng viên nào cũng phải chuẩn bị. Ngay trong buổi phỏng vấn đó, ngoài việc là người bị động, chỉ trả lời những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra thì bạn hãy mạnh dạn trình bày những suy nghĩ của bạn về cơ hội, chế độ đãi ngộ mà bạn có thể được nhận nếu như được làm việc tại công ty. Không nên e ngại hay sợ sệt vì đó là quyền lợi mà bạn sẽ được hưởng. Lần trao đổi này là một bài kiểm tra về khả năng đàm phán của bạn. Và nếu may mắn, lời đề nghị của bạn có thể được chấp nhận.

6. Khả năng tiếp cận thông tin

Bạn sẽ thu thập được cho mình rất nhiều thông tin bổ ích và có thể là cả bí mật nghề nghiệp khi tham gia phỏng vấn. Đừng quên chuẩn bị những câu hỏi xung quanh doanh nghiệp, sự thành công của công ty trong thị trường và những kỳ vọng mà họ mong muốn về một ứng cử viên hoàn hảo đáp ứng mọi yêu cầu mà họ đưa ra. Có được những thông tin này, bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị thật tốt mọi thứ cho bản thân khi đến buổi phòng vấn quan trọng sắp tới.

Với những chia sẻ bổ ích trên đây về những kinh nghiệm mà bạn sẽ có được khi tham gia phỏng vấn thì hy vọng rằng bạn sẽ có được một cơ hội việc làm tốt. Vì thế, hãy nên tham gia phỏng vấn, nếu có thể.

Chia sẻ
Theo Timviecnhanh.com
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN