Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Fulham vs Manchester City
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Wolverhampton Wanderers vs Crystal Palace
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
West Ham United vs Luton Town
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Tottenham Hotspur vs Burnley
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Newcastle United vs Brighton & Hove Albion
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Everton vs Sheffield United
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
AFC Bournemouth vs Brentford
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Napoli vs Bologna
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Nottingham Forest vs Chelsea
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Granada vs Real Madrid
Logo Granada - GRA Granada
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Milan vs Cagliari
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Cagliari - CAG Cagliari
-
Đông Á Thanh Hóa vs Becamex Bình Dương
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
Hải Phòng vs Quảng Nam
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Công An Hà Nội vs Khánh Hòa
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
Atlético Madrid vs Celta de Vigo
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Logo Celta de Vigo - CEL Celta de Vigo
-
Manchester United vs Arsenal
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Juventus vs Salernitana
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Logo Salernitana - SAL Salernitana
-
Atalanta vs Roma
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-
Logo Roma - ROM Roma
-
Montpellier vs Monaco
Logo Montpellier - MON Montpellier
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Nantes vs Lille
Logo Nantes - NAN Nantes
-
Logo Lille - LIL Lille
-
PSG vs Toulouse
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Toulouse - TFC Toulouse
-
Sông Lam Nghệ An vs TP Hồ Chí Minh
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
LPBank Hoàng Anh Gia Lai vs Thép Xanh Nam Định
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vs Hà Nội
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Thể Công - Viettel vs MerryLand Quy Nhơn Bình Định
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Logo MerryLand Quy Nhơn Bình Định - BIN MerryLand Quy Nhơn Bình Định
-

BĐVN: Những cuộc ra đi & di sản còn lại (Kỳ 3)

Vì nhiều lý do khác nhau (trong đó nóng nhất là yếu tố tài chính), các ông bầu đang dần dần rút lui, một viễn cảnh “trắng” doanh nghiệp đang bắt đầu hiện lên với bóng đá Việt Nam. Không còn được chống lưng và uống những bình sữa tươi mát, có lẽ bóng đá Việt Nam sẽ quay lại thời “khốn khó” như hơn chục năm trước.

Không ai có thể phủ nhận, với sự xuất hiện của các ông bầu, doanh nghiệp, nhà tài trợ, bóng đá Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới nhiều hứa hẹn. Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt trái của nó. Những cách làm kiểu “ăn xổi”, vung tiền để đua thành tích, phá giá thị trường cầu thủ, không chăm lo công tác đào tạo trẻ…đã khiến bóng đá nội nhiều thời điểm như một mớ bòng bong và tạo nên ảo tưởng về một sân chơi được khoác tên “chuyên nghiệp”. Và khi hiệu ứng domino từ các ông bầu do những khó khăn về vấn đề kinh tế gây ra, việc một số “đại gia” muốn “chạy trốn” khỏi môi trường bóng đá Việt Nam không phải là điều quá ngạc nhiên. Chỉ có điều, sau khi đã chung tay tạo nên những xáo trộn lớn ở nhiều đội bóng và giờ đây buộc phải chia tay, di sản của các ông bầu để lại khiến không ít người trong cuộc “khóc dở, mếu dở”.

* Làm hư cầu thủ

Ăn sung mặc sướng, vô lo vô nghĩ, hay sướng quá hóa rồ, đó là những cụm từ mà người ta hay dùng để nói về nhiều cầu thủ nội trong những năm gần đây. Các ông bầu đã đua nhau đổ tiền vào làm bóng đá, sẵn sàng chi mức lương ngất ngưởng cùng số tiền lót tay lên đến hàng tỷ đồng, con số mơ ước so với mặt bằng chung của xã hội, để chiêu mộ cầu thủ mà mình muốn có. Đó thực sự là thời thịnh trị của cầu thủ Việt khi họ được sống rủng rỉnh tiền bạc, thậm chí nhiều người còn không lăn tăn đến tiền lương bởi chỉ cần một trận thắng là cả đội đã có tiền tỷ để ăn tiêu.  

Việc tạo ra những cái hầu bao có lúc tưởng như “không đáy” và lối tiêu tiền vô tội vạ của một số ông chủ, đã vô tình tạo ra “căn bệnh” lây nhiễm tới những người làm thuê (cầu thủ). Thêm vào đó, lối sống đua đòi theo kiểu “thiếu gia, hotboy” đã dần ngấm vào suy nghĩ của không ít cầu thủ, để rồi nó trở thành xu hướng đáng chú ý của dân “quần đùi áo số” nội. Đến hẹn lại lên, sau khi quần thảo trên sân bóng mỗi dịp cuối tuần, các nhóm cầu thủ lại đoàn tụ với nhau trên bàn nhậu, tại quán bar rồi vũ trường, để cùng nhau quấn theo sự đê mê của men say và những chất… kích thích.  

BĐVN: Những cuộc ra đi & di sản còn lại (Kỳ 3) - 1

Nhờ sự đầu tư của các doanh nghiệp, cầu thủ ngày nay mới tiền nhiều, xe đẹp và thậm chí ăn chơi sa đọa

Tất nhiên, không phải tất cả các cầu thủ trong làng bóng đá Việt đều hòa mình vào những “cuộc vui” này. Nhưng thực tế đã chỉ ra và hé lộ rất nhiều các “anh tài” dính liền với các scandal như vụ Huy Hoàng “say rượu gây tai nạn” và “múa hát” trong xe hơi đến vô thức trước mặt hàng trăm người, hay những cầu thủ ở độ tuổi mười tám đôi mươi bị bắt quả tang khi đang sử dụng ma túy, chất gây nghiện…

Cuộc sống bên ngoài sân cỏ đã thế, còn khi thi đấu, trên sàn chuyển nhượng, sự xuất hiện và cách tiêu tiền của các ông bầu cũng đã khiến môi trường bóng đá không còn thuần túy là những cuộc đua sòng phẳng về chuyên môn như người hâm mộ thường nuối tiếc “bao giờ cho đến ngày xưa”. Việc các bầu phá giá để giành cầu thủ, đẩy tiền lót tay, tiền thưởng lên cao chót vót…, những hành động ấy đi kèm với lối chơi bạo lực ở nhiều trận đấu, ở cách ứng xử “lạ” của nhiều sao sân cỏ nội (như “vái” trọng tài, sẵn sàng lao vào nhau trên sân..) đã khiến người hâm mộ bị dị ứng với sân cỏ nước nhà.

Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi, cuộc sống trong “nhung lụa” giờ đây có vẻ sắp thuộc về dĩ vãng. Do ảnh hưởng từ những khó khăn về kinh tế, nhiều ông bầu làm ăn thua lỗ, vốn liếng hao hụt, dẫn tới việc họ không còn vung tiền mạnh tay vào cuộc chơi của trái bóng tròn nữa. Hệ lụy tất yếu là cầu thủ cũng khổ theo, méo mồm vì tiền bạc.

Gần đây, Giám đốc điều hành CLB V.Ninh Bình, Phạm Văn Lệ, đã đăng đàn giải thích về việc đội bóng đang nợ lương cầu thủ: “Chúng tôi không thiếu tiền, nhưng chúng tôi muốn cầu thủ phải chịu khổ, sướng lâu rồi, giờ khổ tí xem sao!”. Chưa nói đến thực hư ra sao, nhưng thoạt nghe, câu nói này có vẻ đúng và trúng với thời cuộc.

Ngay cả Sài Gòn.XT đội đương kim giữ Cúp QG 2012 và cũng là một “thiếu gia” mới nổi, dự kiến cũng sẽ phải “bóp mồm bóp miệng”, mong cầu thủ của mình “bấm bụng” để cùng đội bóng qua cơn khủng hoảng. “Thời buổi kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp lớn còn đỡ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì lao đao. Việc làm ăn không suôn sẻ nên cũng không khó hiểu khi các ông bầu như chúng tôi phải bớt khoản đầu tư vào bóng đá. Bản thân tôi giờ chi tiền cho đội bóng phải suy nghĩ rất nhiều. Giờ chẳng còn có thể mua bán cầu thủ vô tội vạ, muốn lấy ai phải tính lên tính xuống. Chỉ mong các cầu thủ hiểu cho cái khó của các ông chủ đội bóng”, bầu Thụy bộc bạch.

Biết là sẽ phải chia tay thế giới ảo để trở về với thực tại, nhưng câu hỏi liệu các cầu thủ đang quen sống rủng rỉnh tiền bạc ấy có thể lập tức trở lại cuộc sống ngày xưa của họ hay không vẫn là điều khó trả lời.

* Chờ những phương án giải cứu

Các giải bóng đá trong nước đi lên, các “sếp” ở cơ quan quản lý bóng đá là những người cũng được hưởng tiếng thơm. Nhưng khi, “bùn lầy đã lấm mặt” họ bị rơi vào cảnh “giơ đầu chịu báng”. Việc VFF cần có định hướng đúng, tổ chức phối hợp thực hiên và giám sát kỹ càng hơn các hoạt động của bóng đá nước nhà thời gian gần đây, trong đó có vấn đề tài chính của các CLB, được xem là những yếu tố cần thiết để chấn chỉnh bóng đá VN.

Mới nhất Chủ tịch VFF, Nguyễn Trọng Hỷ, đã lên tiếng và định hình những hướng đi đầu tiên, nhằm hạn chế tình hình khó khăn về tài chính ở các đội bóng. “Giờ là lúc mọi thứ phải trở về với thực tại, không chạy theo giá trị ảo, cái này phải có sự chung tay của nhiều cơ quan, cấp lãnh đạo có liên quan. VFF sẽ là đơn vị đi tiên phong, là cầu nối giúp các đội vượt qua khó khăn ở thời điểm hiện tại”, ông Hỷ cho biết.

Cũng theo ông Hỷ, vấn đề quan trọng bây giờ là tất cả CLB ở V.League và hạng Nhất nên cần ngồi lại với nhau, để có thể tiến tới thống nhất, làm thế nào giải đấu vẫn còn tiếp tục trong điều kiện kinh tế và các vấn đề khác tác động trực tiếp tới CLB.

Ngoài ra, theo ông Hỷ, chắc chắn sẽ có nhiều điều chỉnh liên quan đến các CLB trong Quy chế và Điều lệ của VFF. “Tại Đại hội thường niên, VFF sẽ thống nhất điều chỉnh về vốn đầu tư với các CLB. Trước đây, không có giới hạn nào cả, chỉ đưa ra theo quy chế bóng đá chuyên nghiệp là số vốn khoảng 35-40 tỷ đồng mỗi CLB hàng năm. Vì thế, VFF không thể kiểm soát được bởi có ông chủ phát triển nóng khi đầu tư 70-80 tỷ đồng chỉ trong một mùa bóng, trả lương trên trời dưới đất, dẫn tới thực tế những cầu thủ được trả lương cao giờ hạ xuống rất khó chấp nhận. Chúng ta có thể đưa ra một quy định, anh nào vượt khung sẽ bị xử lý”, ông Hỷ đề cập đến một số giải pháp.

Bức tranh bóng đá Việt Nam thời khó khăn kinh tế và (sắp) có cuộc tháo chạy của các ông bầu đã phơi bày nhiều vấn đề nội bộ của các đội bóng nói riêng lẫn diện mạo của một nền bóng đá nói chung. Những vấn đề nóng được trao đổi ở cuộc họp tổng kết mùa giải, hay ở Đại hội thường niên của VFF sẽ được dư luận quan tâm, được người trong cuộc đề ra những giải pháp để tháo gỡ, nhưng điều người ta quan tâm nhất lúc này là việc nói đi đôi với làm và phải làm hiệu quả, thay vì việc mạnh ai người nấy làm, hay nói một đằng làm một nẻo, để rồi bóng đá Việt chưa được gỡ rối thì lại thêm nhiều gam màu xám.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trúc An ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN