Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Lorient vs PSG
Logo Lorient - FCL Lorient
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Wolverhampton Wanderers vs AFC Bournemouth
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Manchester United vs Sheffield United
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Everton vs Liverpool
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Crystal Palace vs Newcastle United
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Monaco vs Lille
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo Lille - LIL Lille
-
U23 Qatar vs U23 Nhật Bản
Logo U23 Qatar - QAT U23 Qatar
-
Logo U23 Nhật Bản - JPN U23 Nhật Bản
-
U23 Hàn Quốc vs U23 Indonesia
Logo U23 Hàn Quốc - KOR U23 Hàn Quốc
-
Logo U23 Indonesia - IDN U23 Indonesia
-
Brighton & Hove Albion vs Manchester City
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
U23 Uzbekistan vs U23 Saudi Arabia
Logo U23 Uzbekistan - UZB U23 Uzbekistan
-
Logo U23 Saudi Arabia - KSA U23 Saudi Arabia
-
U23 Iraq vs U23 Việt Nam
Logo U23 Iraq - IRQ U23 Iraq
-
Logo U23 Việt Nam - VIE U23 Việt Nam
-
West Ham United vs Liverpool
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Wolverhampton Wanderers vs Luton Town
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Newcastle United vs Sheffield United
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Manchester United vs Burnley
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Fulham vs Crystal Palace
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Everton vs Brentford
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Aston Villa vs Chelsea
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Tottenham Hotspur vs Arsenal
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
AFC Bournemouth vs Brighton & Hove Albion
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Nottingham Forest vs Manchester City
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Bayern Munich vs Real Madrid
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs PSG
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Roma vs Bayer Leverkusen
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Olympique Marseille vs Atalanta
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-

Bầu Hiển: Bóng đá VN đang rất nguy cấp

Đó là nhận định của ông Đỗ Quang Hiển - chủ tịch Tập đoàn T&T, ông chủ từng sở hữu hai CLB SHB Đà Nẵng và Hà Nội T&T.

Bây giờ không ai đầu tư vào bóng đá

* Việc ông tuyên bố rút toàn bộ cổ phần tại hai CLB, bỏ bóng đá là do kinh tế khó khăn hay tự ái vì bị lên án?

- Tôi làm bóng đá xuất phát từ tình yêu. Mà đã yêu thì phải hi sinh, chia sẻ, vui buồn thì mới đồng hành cùng nó được và làm bóng đá chỉ cho là chính chứ nhận chẳng bao nhiêu. Làm bóng đá nhưng không có CĐV thì bóng đá cũng chết, vì thế tôi rất khát khao có CĐV như bóng đá Hải Phòng. Tuy vẫn còn tình yêu với bóng đá nhưng thời gian qua nhiều lúc tôi buồn vì một bộ phận dư luận không nhìn thấy cái tích cực mà chỉ nhìn vào hiện tượng để đánh giá quá trình tôi làm bóng đá.

* Khi rút cổ phần khỏi hai CLB này, ông có lường trước những khó khăn mà các CLB sẽ phải đối mặt?

- Không chỉ bóng đá VN mà bóng đá chuyên nghiệp thế giới nói chung không thể thiếu tiền của các doanh nghiệp. Bóng đá VN hay nước ngoài đều chết khi các ông chủ bỏ bóng đá. Nhưng bóng đá quốc tế là nền công nghiệp, họ sống bằng bóng đá. VN chưa có bóng đá chuyên nghiệp thì phải bắt đầu đi mới thành đường, đó là chặng đường dài có thể thành công hay thất bại.

Bóng đá không tách rời đời sống kinh tế - xã hội. Trong lúc kinh tế khó khăn này, doanh nghiệp tồn tại đã là khó chứ chưa nói đầu tư cho bóng đá. Thời điểm này không ai đầu tư vào bóng đá, nếu có ai đầu tư thì phải tôn vinh họ. Các ông chủ làm không chỉ cho họ mà còn vì người hâm mộ và cho bóng đá VN. Không có các doanh nghiệp, bóng đá quay về thời kỳ bao cấp, như vậy là bóng đá chết. Bóng đá chuyên nghiệp thì CLB phải là doanh nghiệp chứ không thể lấy tiền Nhà nước vì sẽ phạm luật của LĐBĐ châu Á.

* Sau nhiều năm đầu tư cho bóng đá, được và mất của ông là gì?

- Đã yêu thì phải đầu tư, đã làm thì phải thành công. Thành công tuy tốt cho thương hiệu của tôi nhưng cũng giúp bóng đá VN phát triển. Từ khi làm bóng đá tôi đã có đầy đủ các danh hiệu, từ bóng đá trẻ đến chuyên nghiệp. Danh hiệu đó cho tôi vinh dự, niềm vui nhưng cái lớn hơn là việc tôi đã đóng góp cho đội tuyển những cầu thủ tốt, thậm chí cả HLV.

Bầu Hiển: Bóng đá VN đang rất nguy cấp - 1

Bầu Hiển quyết định rút toàn bộ cổ phần khỏi Hà Nội T&T và SHB.ĐN

Doanh nghiệp cũng có thương hiệu khi đầu tư cho bóng đá. Nếu chỉ làm thương hiệu đơn thuần, chỉ cần 15-20% trong số đầu tư cho bóng đá chúng tôi đã đạt được. Tuy nhiên, tôi luôn nghĩ mình có tiền là do xã hội cho mình, nuôi mình nên mình phải làm gì đó để đáp lại xã hội. Tôi không thống kê để biết mình đã đầu tư bao nhiêu tiền trong những năm làm bóng đá, chỉ tính trung bình nuôi một CLB V-League một mùa tốn không dưới 50-60 tỉ đồng.

Khủng hoảng được dự báo trước

* Navibank Sài Gòn đã gửi đơn trả CLB về cho TP.HCM, ông cũng tuyên bố sẽ rút lui. Bóng đá VN đang đứng trước tương lai thế nào?

- Việc các doanh nghiệp rút lui khỏi bóng đá không phải bây giờ mới biết mà đã được dự báo cách đây hai năm. Về điều này tôi buồn, các ông chủ khác cũng buồn, nhưng buồn nhất là bóng đá VN và người hâm mộ. Tôi dự đoán cuộc rút lui khỏi bóng đá vẫn còn tiếp tục không phải chỉ vì yếu tố kinh tế mà còn là tâm lý. Các doanh nhân thấy họ làm bóng đá không được động viên, khích lệ nên đôi lúc rất buồn. Quản lý CLB không chỉ tiền mà rất phức tạp, khiến chúng tôi đau đầu, thậm chí đau khổ. Sự rút lui của các ông chủ hôm nay, kinh tế chỉ chiếm 50%, còn lại là do sự chán nản và các nguyên nhân khác.

* Khi các doanh nghiệp rút lui khỏi bóng đá, giải pháp nào cho sự tồn tại của các CLB?

- Trước đây doanh nghiệp này bỏ thì doanh nghiệp khác nhảy vào, nhưng giờ bỏ là không có ai vào vì tâm lý chán nản chung. Nhiều CLB rút lui thì không phải bóng đá chuyên nghiệp nữa. Không thể lấy CLB hạng nhất đôn lên đá V-League nếu CLB ở V-League bỏ bóng đá. Không thể lấy số lượng, đánh bóng hình ảnh mà phải nhìn vào thực tại của bóng đá VN. Đôn CLB hạng nhất lên thì chất lượng V-League sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo tôi, cần hai giải pháp để CLB tồn tại: cổ phần hóa thật sự các công ty bóng đá, tìm thêm nhà tài trợ cho các CLB. Thực tế, CLB nước ngoài là công ty cổ phần đúng nghĩa với hàng ngàn cổ đông, người này rút thì còn người khác. Hiện nay các CLB do các công ty cổ phần quản lý nhưng mỗi công ty chỉ có một, hai cổ đông nên khi họ rút lui thì không có ai thay thế.

* Vai trò của VFF và cơ quan quản lý thể thao phải như thế nào khi bóng đá rơi vào khủng hoảng?

- Nhiệm vụ của VFF lúc này rất nặng nề nên phải có tư duy làm việc hoàn toàn khác. Bóng đá VN đang rơi vào khủng hoảng nên phải nhìn thẳng vào đó để đánh giá. Tôi thấy một số quan chức VFF hiện nay vẫn rất tự tin, bình thường.

Là người làm trực tiếp, tôi nhìn sang bạn bè ở các CLB khác thì thấy tình hình hiện nay đang rất nguy cấp. Một cuộc khủng hoảng thật sự đã diễn ra và đang không dừng lại. Thế nhưng các nhà quản lý vẫn như người ngoài cuộc. Nếu các quan chức thấy không thích ứng được để giải quyết vấn đề thì nên rút lui để nhường chỗ cho người tìm ra giải pháp lên làm việc.

* Kể cả vai trò là nhà tài trợ cho các CLB?

- Đúng vậy. Tôi đang tính toán việc rút lui luôn vai trò nhà tài trợ cho các CLB.

* Sau khi CLB bóng đá Hà Nội giành vé lên chơi V-League, ông định bán CLB này cho Hải Phòng?

- UBND TP Hải Phòng đã thống nhất nhưng TP phụ thuộc doanh nghiệp chứ không thể đứng ra mua hay nuôi đội bóng. Vì vậy, TP Hải Phòng lúc này phải chờ Công ty Vicem xem họ có mua hay không. Khi chuyển CLB, tôi chỉ mong người nhận có trách nhiệm lâu dài với cầu thủ, ban huấn luyện chứ tôi không có nhu cầu thu được bao nhiêu tiền.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo KHƯƠNG XUÂN (tuoitre.vn)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN