Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Cagliari vs Juventus
Logo Cagliari - CAG Cagliari
-
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Sheffield United vs Burnley
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Luton Town vs Brentford
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Manchester City vs Chelsea
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Union Berlin vs Bayern Munich
Logo Union Berlin - FCU Union Berlin
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Wolverhampton Wanderers vs Arsenal
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Everton vs Nottingham Forest
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Crystal Palace vs West Ham United
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Aston Villa vs AFC Bournemouth
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Coventry City vs Manchester United
Logo Coventry City - COV Coventry City
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Fulham vs Liverpool
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Borussia Dortmund vs Bayer Leverkusen
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
PSG vs Olympique Lyonnais
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Olympique Lyonnais - OL Olympique Lyonnais
-
Milan vs Inter Milan
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Arsenal vs Chelsea
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Monaco vs Lille
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo Lille - LIL Lille
-
Lorient vs PSG
Logo Lorient - FCL Lorient
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Wolverhampton Wanderers vs AFC Bournemouth
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Manchester United vs Sheffield United
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Everton vs Liverpool
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Crystal Palace vs Newcastle United
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-

Ban trọng tài: Ngôi nhà bị “ám”

Từ Hội đồng Trọng tài chuyển sang Ban Trọng tài theo quy chuẩn của FIFA, ngôi nhà đấy trong mùa bóng 2012 được xem là có nhiều chuyển biến và công minh, công tâm hơn nhưng sang đến mùa 2013 thì nhà lại có biến. Có người đùa rằng ngôi nhà đấy lúc nào cũng bị “ám”…

Từ “ám” ấy bao gồm nhiều nghĩa bởi hiểu là “ma ám” cũng đúng mà nói là ở trên “ám” xuống cũng chẳng sai. Chỉ có điều là bây giờ ai cũng biết trong ngôi nhà đấy đang có đấu đá, “có biến” bởi còn nhiều chỗ trống và những chỗ đó đang được sắp đặt từ trên. Mà “thượng tầng” thì còn đang chạy chỗ nhân Đại hội VFF nhiệm kỳ VII.

Vì sao sự thay đổi tích cực lại không được nhìn nhận?

Ban trọng tài luôn là ban mà nhiều người rất muốn nắm vì tính chất và lai lịch của nó. Từ thời bao cấp, những nhà điều hành bóng đá Việt Nam đều thuộc lòng câu “Ai nắm được trọng tài thì người đó sẽ nắm được 90% việc điều hành giải theo ý mình”. Mà ý mình ở đây không phải là sự công tâm mà là những dích dắc trong bóng đá và những “ân oán, nợ nần”…

Khi Ban Trọng tài được chuyển từ Hội đồng Trọng tài sang VPF, lý thuyết là làm theo FIFA nhưng bản chất của vấn đề lại xuất phát từ tiếng nói của các ông bầu mà bầu Kiên nhân việc Hòa Phát bỏ bóng đá vì trọng tài ép mà ban tổ chức ngó lơ đã đề nghị đại phẫu. Và cuộc đại phẫu đấy bắt đầu từ “thượng tầng” khi “con rối” Chủ tịch Hội đồng Trọng tài bị thay bằng Ban Trọng tài - do những người chuyên môn không cao nhưng cái tâm thẳng không bị dắt dây, bị chỉ đạo - điều hành.

Còn nhớ trong cuộc gặp gỡ của các ông bầu, bầu Kiên lên tiếng chỉ trích sự quan liêu và thiếu minh bạch trong bộ máy trọng tài trực thuộc VFF. Bộ máy đấy đã chịu ảnh hưởng bởi ông trưởng ban tổ chức là người nắm cả phần “nóc” của trọng tài trong đó Chủ tịch Hội đồng Trọng tài cũng là người do ban tổ chức dựng lên và “giật dây”.

Trước đây, Ban trọng tài được gọi là Hội đồng Trọng tài và là một bộ phận của VFF. Nội bộ cho hay Hội đồng này có “luật bất thành văn” đó là chỉ biết nghe chỉ đạo chứ không cãi. Điển hình là chỉ một lần “cãi”, trọng tài Nguyễn Văn Hòa bị treo còi rồi mất bóng.

Cũng vì biết vâng lời mà nhiều trọng tài năng lực không xuất sắc nhưng được chọn đăng ký FIFA và kèm theo đó là nhiều quyền lợi. Rồi từ chuyện vâng lời đấy mà các trọng tài phải “đánh hơi” được sếp muốn gì, thân với đội nào và tại sao mình được phân công những trận đấu đấy. Nói đến chuyện này có lẽ phải đề cập đến cố trọng tài N.T.H khi nghe lời sếp thì chuyện gì cũng êm, nhưng đến lúc làm phật lòng sếp thì lập tức bị soi một lỗi trên sân Phan Thiết và bị treo còi vĩnh viễn.

Ban trọng tài: Ngôi nhà bị “ám” - 1

Ông Dương Vũ Lâm - Trưởng ban trọng tài

Cũng vì chuyện vâng lời đấy mà hồi chuyên án mua, hối lộ trọng tài, rất nhiều trọng tài được cơ quan điều tra mời lên chỉ để hỏi những zích zắc liên quan đến ông trưởng giải nằm sâu trong bộ máy VFF.

Sếp Ban Trọng tài rút, cược đấu đá bắt đầu với “võ bẩn”

Khi Ban trọng tài nhận được chủ trương và ông Dương Vũ Lâm được chọn làm Trưởng ban, rồi được toàn quyền chọn người của ban để điều hành thì đã có nhiều cuộc thương lượng và thậm chí là đổi chác nhưng ông Lâm vẫn giữ lập trường của mình. Ông chọn ba thành viên Đoàn Phú Tấn (khu vực phía Bắc), Đặng Thanh Hạ (khu vực miền Trung) và Bùi Như Đức (khu vực phía Nam), dù trước đó được gợi ý rất nhiều là nên thêm Nguyễn Tấn Hiền (Hà Nội) và thay Bùi Như Đức bằng Dương Văn Hiền. Tuy nhiên ông Lâm lại có quan điểm riêng của mình, đặc biệt là ông không muốn mình là người quyết định nhưng lại bị biến thành bù nhìn như đời các Chủ tịch Hội đồng Trọng tài trước đây. Ông Lâm cũng không thích việc chưa chọn người mà đã có những cuộc lobby nhận người này bỏ người khác và nó do kẻ dấu mặt nhưng nổi tiếng là “bố già” của các trọng tài.

Phải thừa nhận mùa 2012 với Ban Trọng tài cách tân đấy công tác trọng tài được điều hành rất tốt, dù có một số trận bị chỉ trích là ông Đoàn Phú Tấn phân công chưa hợp lý lắm. Điều quan trọng là chính trong nội bộ trọng tài đã có được niềm tin là cứ làm tốt sẽ được phân công nhiều thay cho trước đây thường là “nhất thân, nhì thế”.

Sang đến năm nay, công tác trọng tài bị phía VFF lấn vào rất nhiều. Ông Lâm là Trưởng ban vì thế cũng nản bởi có nhiều chỉ đạo quá. Trước mắt là thêm người và có thêm bộ phận khác can thiệp vào việc phân công. Mà việc đấy thì ông Lâm thừa hiểu là nó đang bị biến thái để quay về hiện trạng cũ thời Hội đồng Trọng tài để “thượng tầng” dễ nắm, dễ quản và dễ chỉ đạo. Đấy cũng là lý do ông Lâm nói sẽ thôi chức Trưởng ban. Ông Đoàn Phú Tấn cũng khẳng định sẽ thôi khi sắp xếp bộ máy lại. Ở TP.HCM, ông Bùi Như Đức cũng nói mình sẽ nghỉ.

Ba nhân vật chính trong ngôi nhà Ban Trọng tài vừa tuyên bố rút thì lập tức ở dưới uýnh nhau tranh suất, tranh phần và thậm chí là “hạ nhau” bằng “võ bẩn” để phục vụ cuộc đấu ghế.

Người ăn “võ bẩn” đầu tiên là ông Đặng Thanh Hạ - người duy nhất tồn tại trong Ban Trọng tài vừa trẻ vừa có năng lực, lại từng đi giảng lớp trọng tài và cũng là người duy nhất trong Ban Trọng tài tiếp tục làm việc sau khi ba thành viên kia tuyên bố thôi chức.

Lập tức ông Hạ bị “đánh” ngay vụ làm nhiệm vụ hai giải lĩnh tiền hai nơi. Người trong cuộc phân tích ngay có thể ông Hạ vô tâm không để ý đến việc BTC địa phương chi bao nhiêu thì nhận bấy nhiêu, cũng có thể ông Hạ biết mà lơ đi. Tuy nhiên nhìn vào giá trị chênh lệch mà ông Hạ lĩnh dư thì chỉ khoảng 1,6 triệu đồng thì rõ ràng không nhiều so với “vụ 20.000 USD” mà hồi làm trọng tài có quan chức nhận để làm lệch kết quả một trận quyết định ảnh hưởng đến ngôi vô địch.

Ngôi nhà bị “ám” giờ chịu nhiều cuộc đấu ghế, đấu chỗ để sắp xếp lại bộ máy theo dạng cơ cấu mà nhìn vào danh sách Ban chấp hành, không khó để nhìn ra một số vị thừa nước đục thả câu đang được dọn chỗ để vào ngôi nhà “ám”.

Cha chung không ai khóc

Trao đổi với các trọng tài, nhiều người nói bây giờ họ đang mất phương hướng bởi nhìn lên không thấy ai thực sự là người lo cho nghiệp vụ của mình và là người bảo vệ mình. Họ lo sợ khi bộ máy đấy quay lại vòng quay cũ và chắc chắn sẽ lại là xếp dây, xếp “cạ” để thao túng hơn là phát triển chuyên môn một cách tích cực.

Một năm sau khi Ban Trọng tài được đổi mới làm tích cực thì giờ đang bị xóa đi tất cả và điều đó khiến không ít trong tài lo, hoang mang.

Liệu đó có phải là nguyên nhân khiến ba vòng đấu qua sai lầm của trọng tài ngày một tăng và bị kiện cáo, bị cầu thủ đe dọa, thậm chí suýt bị hành hung.

Loạn!

Loạn đấy do đâu?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Nguyên
Bình luận của Nguyễn Nguyên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN