Bắt bệnh dựa theo vị trí mọc mụn trên khuôn mặt

Dựa trên y học cổ truyền của Ấn Độ và Trung Quốc, vị trí mụn trên mặt có thể báo hiệu về tình trạng sức khỏe.

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm ngăn ngừa và điều trị mụn, nhưng loại bỏ hoàn toàn thì không hề đơn giản. Bạn có thể điều trị ở các thẩm mỹ viện hay có những khẩu phần ăn ở chế độ đặc biệt, tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến mụn nhiều khi xuất phát từ bên trong cơ thể bạn, ví dụ như mụn chứng cá do nội tiết.

 

Bắt bệnh dựa theo vị trí mọc mụn trên khuôn mặt - 1

Sơ đồ mụn trên khuôn mặt

 

 

Một số phương pháp điều trị chỉ ra rằng nơi xuất hiện mụn có thể giúp bạn chuẩn đoán được sức khỏe bên trong của mình. Dựa trên y học cổ truyền của Ấn Độ và Trung Quốc, phương pháp này được gọi là Trị Bệnh Theo Sơ Đồ Khuôn Mặt (Face Mapping). Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ chuẩn đoán được bệnh bên trong cơ thể dựa trên vị trí của bệnh trên da mặt.

Giáo sư Shapiro chỉ ra 8 điểm nóng trên khuôn mặt, những điểm này sẽ thông báo một phần nào đó về sức khỏe bạn. Nhưng hãy nhớ rằng, nếu bạn có vài nốt mụn nhọt không có nghĩa bạn mắc bệnh nặng. Tuy nhiên nếu mụn mọc thường xuyên mà bạn không thể tự chữa được thì đến lúc bạn nên hỏi lời khuyên của bac sĩ.

Trán (forehead): hệ tiêu hóa kém do độc tố và thiếu nước. Giải pháp là uống đủ nước mỗi ngày và tránh sử dụng chất kích thích để thải độc tố ra ngoài. Sẽ rất tốt nếu mỗi ngày bạn uống 1 tách trà xanh, vì chất chống oxy hóa trong trà có thể làm tan biến độc tố.

Vùng chữ T (T-zone): mũi có liên quan đến gan (rượu và các chất kích thích gây tổn thương gan sẽ khiến mũi phồng đỏ), vì thế mụn xuất hiện ở vùng này có thể cảnh báo về chức năng của gan.

Quanh vùng mắt (around the eyes): vùng da xung quanh khu vực này liên quan đến chức năng của thận, dấu hiệu mắt thâm quầng thông báo rằng thận của bạn đang gặp vấn đề hoặc bạn đang thiếu nước.

Gò má (upper cheeks): phần này có mối quan hệ với phổi. Hít thở trong khu vực ô nhiễm có thể dẫn đến mụn ở vị trí này. Ngoài ra, vi khuẩn trên bề mặt của điện thoại hay trên gối có thể gây mụn.

Má (lower cheeks): vệ sinh răng miệng kém sẽ dẫn đến mụn đây, đặc biệt những người hay ăn kẹo cao su. Biện pháp ngăn ngừa mụn đó là chải răng, xúc miệng thường xuyên, tránh đồ ăn, đồ uống có nhiều đường.

Mũi (nose): khu vực này cũng có mối quan hệ với tim. Sưng hay những thay đổi bất thường ở mũi báo hiệu huyết áp cao. Chìa khóa để giải quyết vấn đề này đó là chế độ ăn kiêng, bạn nên tránh đồ uống có ga, giảm lượng muối và ăn nhiều rau củ quả để tăng cường sức khỏe tim mạch

Tai (ears): mụn mọc ở khu vực này chứng tỏ dấu hiệu bất thường ở thận. Hãy đảm bảo bạn uống đủ nước mỗi ngày, tránh lượng muối dư thừa.

Cằm (chin): vấn đề về ruột là lý do khiến mụn mọc ở đây. Thói quen ăn kiêng là một biện pháp rất tốt để điều trị. Không nên ăn các sản phẩm từ sữa và có nhiều dầu, nên ăn nhiều rau củ quả vì đây là thói quen ăn uống rất có lợi cho sức khỏe, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và cải thiện các vấn đề về da.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thanh Trà ([Tên nguồn])
Những bật mí bất ngờ về làm đẹp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN