Vì sao có tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”?

Sự kiện: Giới trẻ 2024

Tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ" tiếp tục diễn ra khi số người thất nghiệp có trình độ đại học tại TP.HCM cao gấp nhiều lần so với cao đẳng.

Sự chênh lệch giữa kỹ năng của sinh viên và yêu cầu của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng "thừa thầy thiếu thợ" (ảnh minh họa)

Sự chênh lệch giữa kỹ năng của sinh viên và yêu cầu của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng "thừa thầy thiếu thợ" (ảnh minh họa)

Theo thống kê 6 tháng của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, tỷ lệ người thất nghiệp có trình độ từ đại học trở lên lên đến 36%, xếp thứ hai sau nhóm không có bằng cấp, chứng chỉ (53%). Nhóm có trình độ cao đẳng chỉ chiếm 6%.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do tâm lý trọng bằng cấp trong xã hội. Nhiều phụ huynh muốn con mình có bằng đại học mà không quan tâm đến yếu tố phù hợp và nhu cầu lao động thị trường. Hệ thống đào tạo và hướng nghiệp chưa hoàn thiện cũng góp phần tạo nên sự chênh lệch giữa kỹ năng của sinh viên và yêu cầu của doanh nghiệp.

Số liệu từ Trung tâm dự báo nguồn nhân lực TP.HCM cho thấy, nhu cầu tuyển dụng cho vị trí cao đẳng (24,61%) cao hơn đại học (23%). Cùng với đó, thống kê của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng chỉ ra rằng, nhu cầu vị trí việc làm trên thị trường tương ứng với trình độ đại học – cao đẳng – sơ cấp tương đương với tỉ lệ là 1 – 3 – 5. Do đó, định hướng đào tạo về lâu dài cần gắn với nhu cầu này.

TS Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

TS Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

TS. Phạm Vũ Quốc Bình, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trong buổi tọa đàm “Chọn bằng cấp hay chọn việc làm” chia sẻ: “Nhu cầu nhân lực cao đẳng trở xuống trong tháp nguồn nhân lực là rất lớn, và đây là cơ cấu chung của lực lượng lao động trên toàn thế giới. Khi chúng ta đang hướng tới phát triển một nền công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và trở thành nước phát triển vào năm 2045, nhu cầu về công nhân kỹ thuật sẽ ngày càng tăng lên”.

Ông Bình cũng chia sẻ số liệu, hiện nay có trên 80% người học giáo dục nghề nghiệp ra trường có việc làm và quan trọng nhất là có việc làm đúng nghề. Thậm chí, ở một số ngành nghề, tỷ lệ này lên đến 100%.

Trong khi đó, thầy Vũ Chí Thành - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng FPT Polytechnic cho rằng, thị trường lao động đã có những tín hiệu rất tích cực trong 5 năm gần đây, dù tỷ lệ phân bố về “thầy” và “thợ” vẫn đang lệch về phía đại học và ít hơn ở phía cao đẳng.

“Trong 5 năm trở lại đây, khối giáo dục nghề nghiệp đều có sự tăng trưởng 10-15%/năm. Khối giáo dục nghề nghiệp hiện hợp tác chặt với doanh nghiệp, nhiều trường có chương trình đào tạo theo địa chỉ và nhu cầu của doanh nghiệp, nhờ đó cơ hội của các bạn trong khối giáo dục nghề nghiệp tăng rất cao”, thầy Thành nói.

Thực tế cho thấy, người lao động tốt nghiệp từ trường nghề, có tay nghề cao, kỹ năng tốt không rơi vào tình trạng thất nghiệp.

Cũng tại buổi tọa đàm nêu trên, anh Lê Mạnh Cường, Trưởng nhóm lập trình giao diện trang web (Công ty hệ thống thông tin FPT) cho biết, ứng viên muốn được tuyển dụng trước tiên phải đáp ứng được các tiêu chí của công ty như kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm, sau đó đến kinh nghiệm có đảm bảo cho công việc hay không, cuối cùng mới xét đến bằng cấp.

Với tư cách một nhà tuyển dụng, anh Cường cũng cho rằng, dù bằng cấp là gì, các bạn sinh viên hãy làm tốt các bài tập, dự án tốt nghiệp, sản phẩm sát theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, khi đó, bạn sẽ có được những cơ hội làm việc với mức lương ưu đãi.

Nguồn: [Link nguồn]

Thất nghiệp là cụm từ thực tế không quá đáng sợ như nhiều người vẫn hay nghĩ, quan trọng là cách bạn thể hiện như thế nào trong mắt nhà tuyển dụng để biến chúng thành cơ hội và thương lượng lương quý giá.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hạ Nhiên ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN