Tác hại đáng sợ từ những câu nói thường ngày mà rất nhiều cha mẹ Việt sử dụng với con

Lời nói của cha mẹ có thể quyết định con đường tương lai của con. Là cha mẹ, bạn không nên thường xuyên nói với con những câu dưới đây.

Sự thay đổi từ ngữ, dù rất nhỏ, cũng có thể tác động tích cực đến con (Ảnh minh họa)

Sự thay đổi từ ngữ, dù rất nhỏ, cũng có thể tác động tích cực đến con (Ảnh minh họa)

"Nhanh lên con!"

Con bạn cứ từ tốn thưởng thức bữa sáng hoặc buộc dây giày (cho dù chưa biết cách buộc nhanh và chính xác). Vậy là con sắp đi học muộn, một lần nữa. Nhưng giục con nhanh lên có thể làm tăng thêm stress, Linda Acredolo, đồng tác giả cuốn "Baby Minds" giải thích.

Bạn có thể nhỏ nhẹ nói với con hãy nhanh lên, như vậy con sẽ cảm thấy như bạn và con đang ở cùng một đội. Bạn cũng có thể biến hành động giục con buổi sáng thành một trò chơi, chẳng hạn như: "Sao chúng ta không thi xem ai sẽ nhanh hơn?"

Phải luyện tập nhiều mới tốt lên được

Câu nói này khiến trẻ có cảm giác rằng bé mắc lỗi là do không đủ chăm chỉ. Cho dù thực sự đã rất cố gắng thì đôi khi kết quả vẫn không tốt như mong đợi, câu nói này sẽ khiến trẻ nghĩ rằng toàn bộ những nỗ lực của mình đều không được coi trọng.

Thay vì thế, hãy nói với con rằng: "Nếu cố gắng, con sẽ ngày càng tốt hơn".

Chúng ta không có đủ khả năng

Thật dễ dàng để sử dụng phản hồi mặc định này khi con cầu xin bạn cho món đồ chơi mới nhất. Nhưng làm như vậy sẽ khiến trẻ nghĩ rằng bạn không kiểm soát được tài chính của mình, điều này có thể gây sợ hãi cho trẻ em, Jayne Pearl, tác giả của Kids and Money nói.

Hãy chọn một cách khác để truyền đạt ý tưởng tương tự, chẳng hạn như, "Chúng ta sẽ không mua món đồ này bởi vì chúng ta đang tiết kiệm tiền cho những thứ quan trọng hơn".

Hay nói "Để mẹ yên!"

Các bậc phụ huynh khi quá bận rộn với nhiều công việc cùng lúc, về nhà thường sẽ rơi vào trạng thái bực bội. Tuy nhiên nếu việc này diễn ra thường xuyên dẫn tới việc bạn quát nạt con cái "Để mẹ yên", "đừng đụng vào mẹ" thực sự sẽ khiến con bạn suy nghĩ rằng ba mẹ chẳng cần chúng.

Nếu bạn cứ vô tình gạt con ra, đảm bảo bé sẽ nghĩ rằng ba mẹ luôn bận rộn. Khi những đứa trẻ không có đủ sự hỗ trợ trong thời thơ ấu, chúng sẽ ít có khả năng chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của bản thân với cha mẹ khi chúng trưởng thành. Nếu bạn không thể cho con bạn tất cả sự chú ý của bạn ngay lập tức, hãy kiên nhẫn yêu cầu chúng cho bạn một vài phút để hoàn thành những việc bạn làm: "Đợi mẹ hoàn thành việc này, rồi chúng ta sẽ nói chuyện, được chứ?".

Khi ở tuổi con, bố/mẹ học giỏi hơn nhiều

Từ khi sinh ra đến khi được 6 tuổi, cha và mẹ đối với những đứa trẻ gần như là các vị thần, những người biết tất cả mọi thứ.

Họ là người tạo nên thái độ của đứa trẻ với thế giới và với cá nhân mình. Câu nói này có thể phản ánh sự đua tranh của cha mẹ với con, dường như bạn nói với con: "Con chẳng bao giờ bằng bố/mẹ! Dù con có cố gắng thế nào, bố/mẹ cũng sẽ giỏi hơn con". Trẻ em lớn lên với ám ảnh này, theo như quy luật, suốt đời sẽ phải cố gắng chứng minh rằng chúng giỏi.

Tất nhiên, khi nói những câu như thế, bạn thực sự chỉ muốn kích thích sự tự ái trong tâm lý của trẻ, để cổ vũ chúng đạt được mục tiêu nào đó. Nhưng tai họa là ở chỗ cuối cùng đứa trẻ sẽ cố gắng làm gì đó không phải cho mình mà cho bố và mẹ, để họ cuối cùng nhìn thấy rằng nó xứng đáng với họ.

Lớn lên, những đứa trẻ này không bao giờ hạnh phúc với thành công của mình, niềm vui chỉ đến khi cha mẹ công nhận thành tích của chúng, nhưng điều đó sẽ luôn luôn rất khó khăn.

"Nếu con không ăn hết cơm sẽ không được ăn..."

Câu nói này khiến trẻ cảm thấy như đang bị phạt và làm giảm hẳn cảm giác ngon miệng mà bữa tối mang lại, trái ngược hoàn toàn với những gì bạn mong con cảm thấy. Thay vì nói câu trên, hãy nhắc con rằng: "Đầu tiên chúng ta ăn bữa tối, sau đó mới đến ăn hoa quả/ tráng miệng". Sự thay đổi từ ngữ, dù rất nhỏ, cũng có thể tác động tích cực đến con.

"Cứ chờ đó đến lúc bố/mẹ về… xử lý con"

Có hai điều sai trong câu nói trên. Một là, nó khiến cho trẻ hiểu rằng trẻ sẽ không bị trừng phạt ngay và điều đó có thể khiến trẻ tỏ ra ít vâng lời hơn. Thứ hai, nó ám chỉ rằng bạn không có chút khả năng kiểm soát nào trong tình huống này.

Hơn nữa khi người lớn nói câu này không khác gì là một hình thức dọa trẻ. Trẻ nhỏ tâm lý còn yếu ớt, nếu thường xuyên phải nghe những câu dọa nạt kiểu này sẽ không tốt cho tinh thần và tâm trí của trẻ. Thay vì chờ đợi người khác "xử lý" bé, mẹ nên trực tiếp chỉ ra lỗi sai và phạt con ngay tại thời điểm hiện tại, chớ đừng gieo nỗi sợ hãi lâu dài cho trẻ.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao người Pháp nuôi con nhàn tênh, biết lý do nhiều bố mẹ Việt sẽ bất ngờ mà thốt lên ”Đơn giản thế sao!”

Hiếm khi quậy phá nơi đông người, ăn những gì được phục vụ và lịch sự với những người xung quanh... là cách hành...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lily (th) ([Tên nguồn])
Bố mẹ, xin hãy để con tự lập Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN