Phòng tránh "ly hôn hoa râm" từ bây giờ nếu bạn không muốn cô đơn tuổi già

"Ly hôn hoa râm" là thuật ngữ chỉ những cặp vợ chồng ở tuổi trung niên muốn kết thúc cuộc sống hôn nhân thay vì chung sống với nhau đến già.

Ảnh minh hoạ: shutterstock

Ảnh minh hoạ: shutterstock

Tỷ lệ ly hôn hoa râm ngày càng tăng cao ở nhiều quốc gia

Ly dị ở tuổi trung niên (grey divorce) là một hiện tượng tại nhiều quốc gia.

Số liệu của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc hôm vào tháng 3/2022 cho thấy tỷ lệ ly hôn ở những người từ 60 tuổi trở lên tăng đáng kể khi quốc gia này đang tiến nhanh đến một xã hội siêu già.

Độ tuổi trung bình của nam và nữ đã từng trải qua ly hôn đều tăng 0,8 so với cùng kỳ năm ngoái (từ 46,8 lên 50,1).

Trong thập kỷ vừa qua, tỷ lệ đàn ông trên 60 tuổi quyết định ly dị tăng 4,3%, còn với phụ nữ là 8,5%. Ở các nhóm tuổi khác, con số này giảm rõ rệt so với năm 2021.

Xu hướng này được gọi là "gray divorce" (tạm dịch: ly hôn xám) - chỉ những cặp vợ chồng muốn kết thúc cuộc hôn nhân khi tuổi đã già. Ngoài ra, cụm từ "ly hôn hoa râm" , "ly hôn ở tuổi xế chiều" hay "tốt nghiệp khỏi kết hôn" cũng được nhiều người biết đến, theo Korea Herald.

Số lượng các đôi vợ chồng muốn ly thân sau hơn 30 năm chung sống đã tăng 7,5% và hơn gấp đôi so với một thập kỷ trước đó.

Dữ liệu này được đưa ra khi Hàn Quốc ngày càng có nhiều vụ "ly hôn xám" hơn trong những năm gần đây.

Tại Ấn Độ, ngày càng có nhiều người lớn tuổi quyết định ly hôn để tìm lại bình yên và có cuộc sống hạnh phúc hơn.

Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, bà Arti Krishnan, 50 tuổi, chuyên gia trong ngành du lịch Bangalore, đã ly dị chồng sau 30 năm chung sống. Dù 2 con gái lớn của bà chọn sống với bố, Krishnan vẫn quyết tâm chấm dứt mối quan hệ với người bạn đời không có chính kiến và mẹ chồng thích kiểm soát.

Krishnancho biết bà đã cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người và cũng dành rất nhiều năng lượng cho sự nghiệp của bản thân. Song bà luôn cảm thấy không được đánh giá cao và đã cố gắng rất nhiều để cứu vãn cuộc hôn nhân hạnh phúc. Và khi Krishnanngừng cố gắng, mọi nút thắt trong cuộc hôn nhân thiếu tự do đã được tháo gỡ. Hiện bà đã ly hôn và sống một mình trong căn hộ nhỏ, tuy ít của cải, nhưng bình yên hơn.

"Tôi không có quyền tự do lựa chọn cho riêng mình. Tôi muốn một ngày nào đó con gái tôi hiểu rằng nếu chúng đang ở trong một mối quan hệ không hạnh phúc, chúng luôn có lựa chọn giúp nó tốt hơn, chúng nên lựa chọn hạnh phúc của mình", bà nói.

"Ly hôn xế chiều" mô tả việc chấm dứt quan hệ hôn nhân của những cặp vợ chồng trên 50 tuổi. Xu hướng này đang gia tăng ở một số quốc gia trong đó có cả Việt Nam.

Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy, dân số đã ly hôn hoặc ly thân chiếm 2,1% tổng dân số. Tỷ lệ ly hôn ở nước ta đang có xu hướng tăng trong 10 năm qua (năm 2009 là 1%, năm 2019 là 1,8%). Theo phân tích kết quả Tổng điều tra dân số và Nhà ở năm 2019 của Thu Hường (2019), các cặp vợ chồng ly hôn trong độ tuổi 40-50 chiếm khoảng 15%; các cặp vợ chồng ở độ tuổi trên 50 tuổi chiếm khoảng 9%.

Ảnh minh hoạ: shutterstock

Ảnh minh hoạ: shutterstock

Làm sao để tránh tình trạng ly hôn hoa râm

Tạ Văn Nghi - phó giáo sư thuộc khoa Nghiên cứu Gia đình tại Đại học Shih Chien, Đài Loan cho rằng sự yên ổn trong hôn nhân là "con dao hai lưỡi".

"Khi vợ chồng gắn bó với nhau một thời gian dài, sự quen thuộc của đối tác sẽ mang lại cảm giác an toàn và ổn định cho mối quan hệ. Nhưng theo thời gian, nếu những tương tác giữa hai phía trở thành một thói quen nhàm chán, cả hai mất hứng thú với nhau, thậm chí không còn tranh luận thì hãy cẩn thận, mối quan hệ của hai bạn có thể rơi vào "vùng chết", phó giáo sư nói.

Đây chính là lúc cần có những động thái khôn ngoan để giữ vững mái ấm của mình.

Đừng nghĩ đến hai từ "bất diệt" nếu không muốn "ly hôn hoa râm"

Khi yêu, và nhất là khi kết hôn, chúng ta thường nghĩ đến cụm từ quen thuộc "bên nhau trọn đời". Khi kết hôn, bạn thường nghĩ mình sở hữu người kia, cả hai sẽ sống với nhau hạnh phúc, bình yên suốt đời.

Nhưng đời không như là mơ. Trong xã hội tỷ lệ ly hôn đang ngày càng tăng lên. Việc giữ được một cuộc hôn nhân bền vững là việc rất khó khăn.

Để thích ứng với các giá trị đã thay đổi, bạn nên thay đổi ý niệm "hạnh phúc mãi mãi" thành "hạnh phúc là niềm vui mỗi ngày". Như vậy, cuộc hôn nhân của bạn không còn là sự trói buộc trọn đời mà là nỗ lực sống hạnh phúc bên nhau của hai người yêu thương nhau.

Bạn cần hiểu là ngay cả các cuộc hôn nhân hạnh phúc nhất cũng có một quãng thời gian tồi tệ.

Cải thiện kết nối cảm xúc phòng tránh "ly hôn hoa râm"

Đầu tiên và quan trọng nhất, nếu mối liên kết tình cảm không đủ mạnh, bạn sẽ thường cảm thấy xa cách và mất kết nối với đối phương. Đây là khi lời nói và hành động thường bị hiểu sai và bất đồng. Nói chung, điều đó có nghĩa là bạn tập trung hơn vào những điều bạn không thích ở người ấy hơn là những gì bạn yêu thích và đánh giá cao ở họ.

Để cải thiện sự kết về nối cảm xúc, hãy nhớ cẩn thận trong việc lựa chọn từ ngữ và đặc biệt là giọng nói của bạn. Chính âm sắc trong giọng nói của bạn sẽ khiến người ấy phản ứng tiêu cực.

Khen ngợi và đánh giá cao những nỗ lực của họ và tập trung sự chú ý của bạn vào việc tạo ra những điều tốt nhất cho cả hai. Hãy suy nghĩ về phía trước thay vì liên tục hồi tưởng lại những trải nghiệm trong quá khứ mà cả hai đều không muốn nhắc lại. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào việc nâng đỡ nửa kia bằng suy nghĩ, lời nói và hành động của mình.

Bạn cũng có thể chia sẻ nhiều hơn với vợ/chồng của mình, chẳng hạn như đi chơi xa vào cuối tuần hoặc đi nghỉ cùng nhau.

Tôn trọng không gian cá nhân

Nhà văn nổi tiếng Nhật Bản Ayako Sono, trong một cuốn sách của mình cho rằng ở tuổi 50, việc cố gắng tìm cách thay đổi nhau là điều không thể. Do đó, cách tốt nhất là thỏa hiệp, tôn trọng. Cô cho rằng một người nên dành 50% thời gian cho mình, 50% thời gian cho nửa kia, thay vì bắt ép nửa kia phải thuận theo mình, hoặc ngược lại, dành 100% thời gian để chạy theo bạn đời.

Ảnh minh hoạ: shutterstock

Ảnh minh hoạ: shutterstock

Là bạn tốt của nhau

Khi mới bắt đầu yêu, chúng ta ngây ngất, đam mê, gắn bó, mơ mộng. Đáng tiếc cảm giác này không giữ được lâu dù chúng ta luôn muốn như thế.

Tuy vậy, tình yêu không phải là một ảo tưởng, chỉ có chúng ta là ảo tưởng. Khi yêu, chúng ta bỏ qua những lỗi lầm, khuyết điểm của người kia, nghĩ rằng vì tình yêu mà mình có thể chịu đựng tất cả. Nhưng theo thời gian, chúng ta đã cạn kiên nhẫn.

Có những người đối phó với điều này bằng cách lờ nó đi, người khác chỉ trích và hy vọng bạn đời thay đổi. Nhưng hãy tập trung vào những gì bạn thích thay vì những gì bạn không thích. Tiêu cực sẽ sản sinh ra tiêu cực. Bạn nên tìm cách giao tiếp, khuyến khích và tạo những quãng thời gian vui vẻ chung với nhau. Hãy là những người bạn tốt để có cuộc hôn nhân tốt.

Khiến bản thân trở nên thú vị hơn

Khi tuổi càng cao, mỗi người cảm xúc cũng già đi, cuộc sống đương nhiên tẻ nhạt. "Nếu bạn cảm thấy nhàm chán khi ở bên người kia, trước tiên hãy tự hỏi bản thân, liệu mình có vui khi ở một mình không?" - phó giáo sư Tạ Văn Nghi đặt câu hỏi.

Ông cho rằng nếu không có cách tạo niềm vui cho bản thân thì không có lý do gì để vui vẻ với người khác. Ông nhấn mạnh, trước tiên hãy yêu cầu bản thân thay đổi, thay đổi từ cách ăn mặc, lối sống... Khi bạn cảm thấy bản thân thú vị hơn thì bạn đời ắt cũng nhìn bạn bằng con mắt mới mẻ hơn.

Cần một người chủ động

Ai cũng biết là để duy trì hôn nhân hạnh phúc cần sự nỗ lực của cả hai. Tuy nhiên, trước đó thì luôn cần một người chủ động chèo chống khi bão xảy ra.

Mọi cuộc hôn nhân khi mới bắt đầu đều có cảm giác tốt đẹp rồi xấu đi vì nhiều lý do. Lúc đó người ta dễ bị buông xuôi vì chán nản, thất vọng và nghĩ rằng lỗi của người kia, người kia phải thay đổi. Tuy nhiên, chưa xét đến lỗi của ai song nếu có một người chủ động thay đổi thái độ nhằm mục đích cải thiện cuộc sống chung để nó tốt đẹp hơn thì người còn lại sẽ được tác động theo.

Tuy điều này không phải lúc nào cũng đúng nhưng luôn luôn hữu ích hơn là những lời oán trách và sự chờ đợi. Nhà nhân chủng học Margaret Mead nói: "Một người bạn đời biết suy nghĩ và chủ động sẽ làm cuộc hôn nhân tốt hơn".

Đừng áp đặt cảm xúc lên bạn đời

Nhiều người vợ/người chồng thay vì học cách lắng nghe thường có thói quen áp đặt, ví dụ cho rằng vợ "Tốt nhất đừng nên nói gì, nói toàn lời khó nghe... ". Tất cả những điều này vô tình tạo ra sự ức chế cho nửa kia, vì họ không được lắng nghe và tôn trọng. Tuyệt đối không nên bày tỏ cảm xúc của mình một cách mạnh mẽ, dẫn đến việc áp đặt sự không hài lòng và nhu cầu của bản thân lên đối phương.

Được thấu hiểu là một bước đột phá tuyệt vời trong sự gần gũi giữa vợ chồng, và cũng chỉ với sự thấu hiểu mới có thể giúp mối quan hệ thay đổi được theo chiều hướng tích cực.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao vợ chồng nên ”ly hôn khi ngủ”

Đối với nhiều người, ngủ riêng hoàn toàn không ảnh hưởng đến mối quan hệ, mà còn ngược lại. Nếu một trong hai người bị chứng ngủ ngáy hoặc vợ chồng không thể thống...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bách Hợp (t/h) ([Tên nguồn])
Những chuyện gia đình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN