Ly hôn chồng chỉ sau đám cưới một tuần vì không chịu nổi cuộc sống cực khổ

Anh là công nhân xây dựng, thu nhập không cao nên không thể chăm lo cuộc sống cho vợ chu đáo như nhiều ông chồng khác.

Cách đây ít lâu, một người đàn ông Indonesia buồn rầu chia sẻ trên mạng xã hội TikTok về việc anh và vợ vừa mới làm thủ tục ly hôn. Điều khiến mọi người kinh ngạc là cuộc hôn nhân này chỉ mới kéo dài được một tuần.

Theo lời kể của người chồng, anh là công nhân xây dựng, thu nhập không cao nên không thể chăm lo cuộc sống cho vợ chu đáo như nhiều ông chồng khác. Mỗi ngày, anh chỉ có thể đưa cho vợ 30.000 IDR (khoảng 48.000 đồng) để cô lo các khoản chi tiêu trong gia đình và đi chợ mua đồ ăn.

Sau 1 tuần chung sống, cô vợ cảm thấy không chịu nổi cuộc sống cực khổ và thiếu thốn như vậy thêm nữa nên quyết định ly hôn.

Người đàn ông đau buồn vì vợ đòi ly hôn sau khi hai người kết hôn được 1 tuần.

Người đàn ông đau buồn vì vợ đòi ly hôn sau khi hai người kết hôn được 1 tuần.

Trong video đăng tải lên TikTok, người đàn ông đau khổ nói: "Tôi biết tôi không thể cho vợ quá nhiều nhưng chúng tôi mới kết hôn được 1 tuần. Bây giờ chúng tôi đã ly hôn rồi, tôi không biết phải làm sao nữa".

Đoạn video của người đàn ông nhanh chóng nhận được sự quan tâm đặc biệt của cư dân mạng với nhiều ý kiến khác nhau. Một số người cho rằng cô vợ đòi ly hôn là đúng vì người đàn ông quá kém cỏi, số tiền chi tiêu trong nhà như vậy quá ít. Một số khác lại khuyên người đàn ông đừng chán nản, hãy biến việc đó thành động lực, cố gắng làm việc và kiếm tiền để chất lượng cuộc sống tốt hơn.

- "30.000 IDR thì mua được cái gì chứ. Có ăn cơm với rau thì mới đủ thôi, nhưng vẫn còn phải trả tiền ga, điện, nước. Sau có con nữa thì cả hai sống sao, cô ấy bỏ đi cũng đúng thôi".

-"Chẳng nhẽ trước khi kết hôn người phụ nữ kia không biết hoàn cảnh của chồng như thế nào à? Đã cưới nhau thì có nghĩa là cô ấy chấp nhận, vậy thì nên cùng chồng cố gắng chứ?".

- "Đừng buồn nữa anh bạn. Đồng tiền giúp chúng ta nhìn thấu lòng người. Hãy biến nỗi đau thành động lực để cố gắng kiếm tiền, rồi một ngày cô ta sẽ phải hối hận thôi"...

Gia đình muốn hạnh phúc thì không thể xem nhẹ chuyện tiền bạc

Tiền chưa chắc đã mang lại được hạnh phúc, nhưng thiếu tiền thì hạnh phúc gia đình chắc chắn sẽ bị đe dọa. Áp lực về kinh tế có thể dẫn đến căng thẳng và xung đột, ngay cả với những cặp vợ chồng được xem là hạnh phúc nhất.

Quan điểm tiêu tiền khác nhau

Những vợ chồng gặp khó về tài chính thường không có chung tầm nhìn tổng thể. Họ quan niệm khác nhau về thế nào là khoản quan trọng, thế nào là chi tiêu khôn ngoan hoặc có ý tưởng khác nhau. Điều này khiến quan hệ vợ chồng gặp vấn đề ngay từ đầu, tồi tệ hơn theo thời gian.

Trên thực tế, tranh cãi về tiền bạc là một trong những những nguyên nhân chính dẫn các đôi ra tòa, đặc biệt là những đôi mới kết hôn. Ảnh minh hoạ

Trên thực tế, tranh cãi về tiền bạc là một trong những những nguyên nhân chính dẫn các đôi ra tòa, đặc biệt là những đôi mới kết hôn. Ảnh minh hoạ

Không xây dựng mục tiêu tài chính

Vợ chồng bạn thiết lập kế hoạch tài chính, cam kết và sẵn sàng thực hiện, nhưng sau đó không có hành động nào. Không thể biến kế hoạch thành hành động, các cặp vợ chồng lại trở về với thói quen cũ, dễ dẫn đến tranh cãi tiền bạc.

Một trong hai người chi tiêu quá mức

Vấn đề này bắt nguồn từ việc thiếu thông tin kết nối tài chính. Một trong hai không biết số tiền chung đang được chi tiêu thế nào hoặc thậm chí số tiền thực sự để duy trì hoạt động của gia đình. Họ chỉ tiêu tiền theo nhu cầu, thậm chí vượt quá nhu cầu.

Niềm tin cổ hủ về tiền bạc

Nhiều người vẫn giữ quan điểm lạc hậu về tiền bạc, tác động lâu dài đến cách họ xử lý tài chính. Ví dụ, có quan niệm "đàn ông lo kinh tế", điều này khiến nhiều phụ nữ không được chuẩn bị kỹ năng, kiến thức cho các vấn đề tài chính khi trưởng thành.

Tương tự, nhiều đôi không nói về tiền bạc khi hẹn hò, cho rằng nó không phải chủ đề vui vẻ hay lãng mạn. Vì vậy, họ chẳng có kế hoạch nào trước khi phải quản lý tiền bạc cùng nhau.

Một người phải giải quyết tất cả vấn đề tài chính

Trong một số cuộc hôn nhân, vợ hoặc chồng có thể không giỏi về các con số hoặc không đủ tự tin đối mặt với thách thức tài chính. Theo thời gian, người còn lại phải gánh vác tất cả và đưa ra mọi quyết định. Điều này có thể gây căng thẳng thêm trong hôn nhân và thậm chí dẫn đến oán giận vì cảm giác gánh vác.

Nguồn: [Link nguồn]

Nghe lời bạn thân ly hôn chồng, một thời gian sau người phụ nữ phát hiện sự thật đau lòng

Một thời gian sau khi ly hôn, người phụ nữ chợt phát hiện ra những người đàn ông bên cạnh không ai tốt bằng chồng cũ. Vì vậy, cô đã lấy hết can đảm đến nhà chồng cũ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Bách Hợp (t/h) ([Tên nguồn])
Tình yêu giới trẻ hiện nay Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN