Đừng hốt hoảng khi con vào lớp 1, những mẹo sau sẽ giúp mẹ nhàn tênh!

Sự kiện: Dạy con

Con vào lớp 1 là bước khởi đầu trên con đường học hành, chính bởi thế nó trở thành dấu mốc quan trọng đối với nhiều gia đình. Có không ít nước mắt, những tiếng gắt gỏng, những lời to tiếng phàn nàn khi con bước vào lớp một.

Khuyến khích con đọc vì từ đọc, trẻ sẽ thích học (Ảnh minh họa)

Khuyến khích con đọc vì từ đọc, trẻ sẽ thích học (Ảnh minh họa)

Chia sẻ từ nhiều nhà giáo dục cho thấy, mấu chốt để cha mẹ nhàn tênh khi con vào lớp 1 là phải gây dựng tính tự giác học tập cho con. Muốn vậy, mời bạn tham khảo những đúc kết dưới đây:

- Ở thời kỳ 0-6 tuổi: hãy để trẻ con được chơi, trải nghiệm nhiều trong thiên nhiên, thực tế (ngay cả công việc nhà) để giúp trẻ khơi gợi sự tò mò, hứng thú với mọi việc. Luôn cho trẻ tự do chơi và học cái mà chúng muốn.

- Tiền tiểu học đến tiểu học, cha mẹ đừng để ý đến thành tích, điểm số, đừng so sánh con với bạn bè, đừng ép nếu con không thích học cái gì. Giai đoạn 6 năm đầu đời, để con cảm nhận sự kỳ diệu của thiên nhiên chính là chất xúc tác tuyệt vời nhất giúp con luôn hứng thú với mọi sự vật, sự việc. Nhưng quan trọng hơn chính là hình thành thói quen học tập tại gia đình thay vì ỉ thác vào các lớp học thêm. Mà muốn làm được điều này thì đương nhiên cha mẹ cần phải dành thời gian cho con. 

- Trò chuyện cùng con: Thời gian trò chuyện khi ăn bữa cơm cùng nhau rất quan trọng. Cha mẹ hãy cùng con ôn tập lại bài cũ (mẹ là học sinh, con là cô giáo để con dạy lại mẹ bài đã học ở trường), ra câu đố hay các bài test nhỏ lặp đi lặp lại. Hãy dành thời gian lắng nghe con trò chuyện, động viên con cố gắng. 

- Không nhắc học: Nhiều cha mẹ cho rằng nếu không nhắc con sẽ không học nên buộc phải nhắc để con học bài. Đúng, không nhắc có thể trẻ sẽ không học. Nhưng việc học là việc của chúng, không phải của bố mẹ, nếu nhắc thì sau này con cứ chờ nhắc rồi mới học. Vì vậy, trẻ sẽ nghĩ việc học là việc của bố mẹ. Và như vậy vô tình cha mẹ đã tạo cho trẻ thói ỉ lại, tính chủ động bị hạn chế.

- Tạo cho con thấy trách nhiệm của mình với việc học. Học là cho bản thân, chứ không phải là đối phó. Khi bố mẹ càng giục giã, nịnh nọt, làm hộ bài hay ngồi cạnh giúp đỡ con học, con sẽ nghĩ rằng việc học là trách nhiệm của cha mẹ, KHÔNG phải của chúng. 

Các bậc cha mẹ cần phải thiết lập 1 ranh giới rõ ràng về trách nhiệm của mình và của con đối với việc học. Trách nhiệm của bố mẹ: Cung cấp cho con 1 môi trường và 1 góc học tập thích hợp. Đóng vai trò là người hướng dẫn, gợi ý khi con có câu hỏi hoặc cần giúp đỡ. Tuyệt đối KHÔNG làm hộ, KHÔNG ngồi sát cạnh, chỉ nên ngồi gần và đọc sách, hoặc làm việc. Sau khi con đã hoàn thành bài tập, cha mẹ kiểm tra lại xem đã chính xác hay chưa.

- Tạo cho con 1 góc học tập thích hợp. Trẻ nhỏ rất dễ bị phân tâm nên nếu thấy xung quanh ồn ào, hoặc anh chị em đang chơi, trẻ sẽ không thể tập trung để học bài. Góc học tập nên xa Tivi, xa đồ chơi và nơi mọi người trong gia đình ngồi nói chuyện. Bàn học vừa với chiều cao của trẻ, và đầy đủ ánh sáng.

- Khuyến khích con đọc vì từ đọc, trẻ sẽ thích học: Từ điển, bách khoa toàn thư, sách khoa học có bày trên giá không? Trên giá sách có đủ các loại sách cho cả ba mẹ, con cái đọc không để con tò mò với những cuốn sách khó của ba mẹ, có liên tục được thay đổi tựa sách mới mỗi tháng không.

Trong nhà gần tivi có treo bản đồ không? Tất cả những chi tiết tuy là rất nhỏ, nhưng nó lại có tác động to lớn đến ý thức muốn học và lôi kéo con đến với việc học. Con cái chẳng thích đọc sách nếu nó chẳng bao giờ thấy ba mẹ đọc sách và có giá sách trong nhà. Nếu phòng khách nhà bạn chỉ là nơi để bày biện những đồ quý giá (để khoe với khách) chứ không phải nơi để gia đình cùng nhau đoàn tụ, cùng nhau tạo thói quen học tập tại nhà, thì đừng mong con bạn sẽ hứng thú học và tự học.

Nguồn: [Link nguồn]

Tác hại khủng khiếp khi bố mẹ cứ than ”nhà mình nghèo lắm” để dạy con

Một số phụ huynh không đến nỗi khó khăn về tài chính nhưng để con biết quý trọng đồng tiền, họ luôn ca điệp khúc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phương Nghi (t/h) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN