“Đợi con lớn một chút, nhất định tôi sẽ ly hôn chồng”

Điều đáng sợ nhất trong hôn nhân không phải là sự nghèo khổ vật chất, mà là sự vô tâm của đối phương

Phụ nữ hy sinh bản thân nhưng lại bị chính người chồng của mình coi thường (Ảnh minh họa)

Phụ nữ hy sinh bản thân nhưng lại bị chính người chồng của mình coi thường (Ảnh minh họa)

Giống như nhiều bà mẹ sinh con thứ hai, kể từ khi đứa trẻ ra đời, cô Vương bắt đầu lo lắng thêm về các khoản chi tiêu trong gia đình. Thêm một đứa trẻ, có nghĩa là cần phải chi tiền cho bỉm, sữa… và vô vàn những thứ khác. Tất cả mọi thứ đều được quy ra tiền, thực sự rất tốn kém đối với một gia đình có thu nhập bình thường. Nghĩ thấu được điều đó, ngay khi hết ở cữ, cô bắt đầu lên kế hoạch tìm thêm một công việc để phụ giúp chồng.

Vào những lúc rảnh rỗi, khi con đang chơi đùa, cô tranh thủ quay một số video ngắn. Sau đó, vào buổi tối khi con đã ngủ, cô biên tập, chỉnh sửa lại video và đăng tải lên các MXH. Kiên trì như vậy trong thời gian dài, cô bắt đầu tạo được danh tiếng cho mình và có thêm một chút tiền trang trải.

Cô cứ nghĩ rằng, tất cả những gì mình làm đều vì gia đình nhỏ thì sẽ được chồng thấu hiểu. Tuy nhiên, người chồng lại tỏ thái độ khó chịu, nhiều lần cãi nhau với cô. Nguyên nhân được cho là khi đi làm về, buổi tối người chồng chỉ muốn nghỉ ngơi mà những việc cô làm lại ảnh hưởng đến giấc ngủ của anh.

Mỗi khi về nhà chỉ thấy đống đồ bẩn chưa giặt, đồ ăn chưa dọn ra bàn, đồ chơi của con thì vứt tứ tung, anh đều rất bực tức. Anh nghĩ rằng, vợ chỉ ở nhà nội trợ, chăm sóc con cái, sao có thể bận rộn tới mức bỏ bê hết mọi thứ mà không chịu dọn dẹp như vậy. Trong khi anh đầu tắt mặt tối ở ngoài đường kiếm tiền, tối về còn không được nghỉ ngơi.

Trên thực tế, cô dù ở nhà chăm sóc con nhưng vẫn kiếm ra tiền, không hoàn toàn phụ thuộc vào chồng. Chồng đi làm về chỉ ngồi vào bàn ăn, ăn xong thì bấm điện thoại, thỉnh thoảng chơi đùa với con một chút, thấy con khóc lại nhăn nhó gọi vợ, còn cô thì không lúc nào ngơi tay, tranh thủ từng chút thời gian ít ỏi lúc con ngủ để kiếm thêm chút tiền. Tất cả những vất vả, hy sinh đó của cô đổi lại sự thiếu tôn trọng của chồng.

Thực ra, điều đau khổ nhất trong hôn nhân chính là khi bạn cho đi tất cả những gì mình có nhưng đối phương lại không hiểu. Một cuộc hôn nhân tan vỡ cũng chỉ bắt đầu từ những thứ vụn vặt nhất liên quan tới cơm, áo, gạo, tiền. Khi một người phụ nữ bị đè nặng bởi quá nhiều thứ, họ sẽ giống như một con lạc đà chỉ vì mang vài cọng rơm trên lưng mà gục ngã.

Một trường hợp khác cũng tương tự như cô Vương đó là cô Trần. Chẳng có điều gì thất vọng bằng việc nhận ra, sau khi sinh con, tất cả những lời hứa hẹn của đàn ông trước khi kết hôn chỉ là lừa dối. Khi một đứa trẻ chào đời cũng là lúc phụ nữ biết được bộ mặt thật của chồng mình, có không ít những trường hợp họ chỉ muốn ly hôn để giải thoát khỏi một cuộc sống bế tắc vì hôn nhân đang chết mòn từng ngày.

Khi đứa con đầu lòng chào đời, vì không có ai giúp đỡ nên cô Trần phải học tất cả mọi thứ trong sách vở và những gì người ta chia sẻ trên mạng, từ cách cho con bú, đến cách pha sữa, thay bỉm, dỗ em bé ngủ…

Khi con lớn hơn một chút, cô đã quen với việc dậy lúc 5 giờ sáng, chuẩn bị đồ ăn sáng cho chồng con, nhưng thường chồng cô chỉ ăn một chút rồi vội vàng đi làm. Sau khi đợi con ngủ say, cô mới dám đi vệ sinh, con thức giấc nửa chừng cũng phải vội vàng kéo quần lên.

Khi con đi học, cô phải tìm hiểu khắp nơi trường nào tốt cho con mình. Mỗi ngày cô phải dậy rất sớm, lúc nào cũng bận rộn nhưng những gì mà cô nhận được từ chồng lại là những câu nói rất vô lý: “cô toàn làm những thứ vô ích”.

Bản thân chồng cô ngoài việc đi làm ra chỉ nằm ở nhà chơi, thỉnh thoảng mới chơi đùa với con một chút, cuộc sống không kỷ luật, thường xuyên ăn vặt vào nửa đêm và xem các chương trình truyền hình trực tiếp cả đêm.

Cô cho rằng, mình đã làm quá nhiều cho gia đình, nhưng chồng không những không thấy mà còn chê bai. Nhiều lúc quá chán chường, cô tự nhủ “đợi con lớn một chút, tôi nhất định sẽ ly hôn”.

Thực ra, phụ nữ không sợ gian khổ, họ chỉ sợ không nhận được sự tôn trọng và thấu hiểu của đối phương. Một cuộc hôn nhân tốt đẹp phải có sự đóng góp từ cả 2 phía và phải coi trọng sự đóng góp này. Chính sự đồng cảm là chìa khóa để giúp một cuộc hôn nhân bền lâu.

Một số người nghĩ rằng, bí mật của cuộc hôn nhân hạnh phúc là trở thành một người bạn đời hoàn hảo. Nhưng trên đời này chẳng có gì là hoàn hảo cả, chỉ có sự vun đắp của cả 2 người thì hôn nhân mới trở nên hoàn hảo.

Nguồn: [Link nguồn]

Mẹ chồng cần tiền để phẫu thuật, cô phát hiện ra sự thật và ly hôn dứt khoát

Thật khó có thể tha thứ cho người chồng lừa dối vợ suốt 3 năm, khi phát hiện ra sự thật thì cầu xin sự tha thứ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phan Hằng ([Tên nguồn])
Phụ nữ và gia đình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN