Dạy con của người Tây Tạng: Lúc đối xử như vua, khi coi như nô lệ

Sự kiện: Dạy con

Để dạy con những đức tính tôn trọng, độc lập và khuyến khích sự thông minh, cha mẹ hãy áp dụng các cách sau.

Người dân Tây Tạng kiên nhẫn, khôn ngoan và có cái nhìn độc đáo về tất cả các khía cạnh của cuộc sống con người. Vì vậy, họ cũng có quan điểm đặc biệt khi nói đến việc nuôi dạy trẻ em. Các quan điểm này giúp họ nuôi dạy con tự lập, chu đáo và tôn trọng cha mẹ.

Dưới đây là 4 giai đoạn của việc nuôi dạy con cái theo trí tuệ người Tây Tạng.

Giai đoạn 1: trước 5 tuổi

Dạy con của người Tây Tạng: Lúc đối xử như vua, khi coi như nô lệ - 1

Theo hệ thống giáo dục của người Tây Tạng, trong giai đoạn này, cha mẹ nên nói chuyện với đứa trẻ như thể chúng là "một vị vua hay hoàng hậu". Không nên cấm bất cứ điều gì hoặc trừng phạt đứa trẻ.

Ở độ tuổi này, trẻ rất tò mò, hiếu động và sẵn sàng khám phá thế giới. Nhưng chúng chưa có bất kỳ kinh nghiệm nào để học hỏi và chưa thể đưa ra kết luận hợp lý. Vì vậy, nếu chúng làm điều gì đó sai trái hoặc nguy hiểm, bạn nên tỏ ra cố gắng chuyển sự chú ý của chúng sang điều khác. Cảm xúc là ngôn ngữ mà trẻ em hiểu rất rõ trong giai đoạn này.

 Nếu cha mẹ bảo vệ con quá mức và cấm chúng làm nhiều việc thì có nguy cơ bạn sẽ kìm hãm sự nhạy bén về tinh thần của chúng và dạy chúng làm theo mà không cần suy nghĩ.

Giai đoạn 2: từ 5 đến 10 tuổi

Dạy con của người Tây Tạng: Lúc đối xử như vua, khi coi như nô lệ - 2

Trong giai đoạn này, cha mẹ nên nói chuyện với con như thể chúng là “nô lệ”. Nhưng lưu tâm để không quá áp đặt. Vào thời điểm này trong cuộc đời của chúng, trí thông minh và tư duy logic đang phát triển và nền tảng của nhân cách trong tương lai của chúng đang hình thành.

Điều quan trọng là đặt ra các mục tiêu khác nhau cho con bạn, kiểm soát cách chúng đạt được và dạy con bạn sẵn sàng đối với những hậu quả do không đạt được mục tiêu gây ra. Vì vậy, một đứa trẻ nên bắt đầu học cách chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Đừng ngại giao cho trẻ nhiều nhiệm vụ trong giai đoạn này, trẻ có thể đảm đương được và sẵn sàng học hỏi.

 Nếu bạn không chuyển cách đối xử với chúng từ "vua" sang "nô lệ" trong giai đoạn này, chúng sẽ lớn lên một cách trẻ con và không thể chịu trách nhiệm cho hành động của mình.

Giai đoạn 3: từ 10 đến 15 tuổi

Dạy con của người Tây Tạng: Lúc đối xử như vua, khi coi như nô lệ - 3

Từ 10 đến 15 tuổi, điều quan trọng là phải nói chuyện với trẻ như thể bạn là người bình đẳng. Cha mẹ có nhiều kinh nghiệm sống và kiến ​​thức hơn nhưng đứa trẻ phải có khả năng nói cho bạn biết chúng nghĩ gì và chia sẻ ý kiến ​​của riêng chúng.

Cha mẹ hãy xin trẻ lời khuyên và khuyến khích sự độc lập. Điều quan trọng là đưa ra lời khuyên chứ không phải mệnh lệnh hay cấm đoán, vì đây là độ tuổi hình thành tính độc lập trong suy nghĩ.

Nếu cha mẹ cấm đoán nhiều điều, mối quan hệ với con sẽ xấu đi. Và nếu bạn bảo vệ quá mức, chúng sẽ lớn lên không an toàn và phụ thuộc vào ý kiến ​​của người khác.

Giai đoạn 4: từ 15 tuổi trở lên

Dạy con của người Tây Tạng: Lúc đối xử như vua, khi coi như nô lệ - 4

Đến lúc này, nhân cách của trẻ được hình thành đầy đủ. Bây giờ điều quan trọng là phải tôn trọng chúng. Bạn có thể đưa ra lời khuyên nhưng đã quá muộn để dạy bảo. Và bạn sẽ thấy kết quả của hành động của mình: đứa trẻ độc lập, tự chủ, và chúng tôn trọng cha mẹ cũng như mọi người khác.

Nguồn: [Link nguồn]

Trúng tiếng sét ái tình cô gái kém 14 tuổi, chàng trai vẫn đòi hủy hôn vì điều này

Yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên, cặp đôi có khoảng cách 14 tuổi chia sẻ về chuyện tình lắm bi hài.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Mai Anh ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN