Con bị điểm kém, cha mẹ “xử lý” sao?

Sự kiện: Dạy con

Nếu bạn đang tìm cách để kỷ luật những đứa trẻ bị điểm kém, thì bài đăng này là dành cho bạn.

Sự trừng phạt sẽ dẫn đến các cuộc tranh giành quyền lực và làm tổn hại các mối quan hệ (Ảnh minh họa)

Sự trừng phạt sẽ dẫn đến các cuộc tranh giành quyền lực và làm tổn hại các mối quan hệ (Ảnh minh họa)

Những bậc cha mẹ đã từng dùng cách chê bai, cấm túc hoặc đánh đòn thì đều biết rằng không có phương pháp nào trong số này hoạt động hiệu quả trong việc nâng cao điểm số của trẻ. Ngay cả khi chúng có tác dụng trong một thời gian ngắn thì đó cũng không phải là giải pháp lâu dài. Sự trừng phạt sẽ dẫn đến các cuộc tranh giành quyền lực và làm tổn hại các mối quan hệ.

Hãy cùng tìm hiểu những cách giúp con bạn cải thiện điểm số mà không bị ảnh hưởng bởi “tác dụng phụ” gây hại của những biện pháp kỷ luật lỗi thời đó.

Không sử dụng hình phạt hoặc phần thưởng để làm động lực

Khi một đứa trẻ bị điểm kém, điều đầu tiên mà nhiều bậc cha mẹ nghĩ đến là những hậu quả mà chúng có thể gây ra.

Các bậc cha mẹ, rất nhiều lần, đã nghĩ ra các “hậu quả” để dạy cho thanh thiếu niên của họ biết lý do tại sao chúng cần phải đạt điểm cao. Những hậu quả đó thường dưới hình thức trừng phạt hoặc phần thưởng.

Sử dụng những lời đe dọa và “hối lộ” để thúc đẩy không phải là một chiến lược tốt nếu bạn muốn con mình học tốt ở trường.

Nghiên cứu cho thấy rằng các động lực bên ngoài phản tác dụng trong việc thúc đẩy thanh thiếu niên vì chúng làm suy yếu động lực bên trong của con bạn. Hình phạt thể chất thậm chí còn tồi tệ hơn, nó không giúp chúng đạt được điểm xuất sắc mà còn có hại cho sự phát triển của con bạn.

Bạn có thể nhận được kết quả tích cực tạm thời vì con bạn muốn tránh bị trừng phạt hoặc được nhận thưởng. Nhưng sớm hay muộn, bạn sẽ dùng hết những hình thức phạt hoặc bạn phải tiếp tục tăng phần thưởng.

Một thiếu niên có động lực thực sự khi làm điều gì đó vì họ thích quá trình này hơn là muốn phần thưởng hoặc trốn tránh sự trừng phạt. Khi bản chất trẻ em có động lực học tập, chúng có cơ hội tốt hơn để cải thiện điểm số của mình.

Bình tĩnh nói chuyện về lý do con bị điểm kém

Là cha mẹ, chúng ta đôi khi đưa ra những giả định hóa ra lại không đúng.

Nếu con cái chúng ta dành nhiều thời gian để chơi trò chơi điện tử, chúng ta có thể ngay lập tức cho rằng điểm kém đến từ việc chơi quá nhiều trò chơi điện tử.

Nếu con cái chúng ta có vẻ lười biếng và không làm bài tập về nhà, chúng ta có thể nghĩ rằng chính sự lười biếng là thủ phạm.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu một đứa trẻ đang âm thầm chịu đựng sự lo lắng và chúng gặp khó khăn trong việc thi cử? Chơi điện tử có thể là cách để chúng giải toả những áp lực tinh thần một cách vô thức.

Điều gì sẽ xảy ra nếu một đứa trẻ bị khuyết tật hoặc ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý) mà không ai rõ? Chúng không thể bắt kịp việc học và ywf đó trở nên không có động lực, và việc thiếu động lực dẫn đến sự lười biếng.

Cho đến khi đi sâu vào vấn đề và nói về nó thì chúng ta sẽ không biết điều gì đã gây ra kết quả học tập kém.

Vì vậy, bước đầu tiên là bình tĩnh thảo luận với con của bạn về lý do tại sao chúng bị điểm kém, mà không đưa ra các giả định hoặc buộc tội.

Bắt đầu bằng cách hỏi những câu hỏi sau với giọng điệu nhẹ nhàng, không buộc tội.

Con có đang gặp khó khăn trong việc hiểu môn học không?

Con có cảm thấy khó ghi nhớ bài không?

Con có quá lo lắng về việc phải làm tốt trong các kỳ thi không?

Con có gặp khó khăn khi tập trung trên lớp không?

Con không có đủ thời gian để học à?

Con có quá nhiều việc ở trường à? Hay ở trường dạy chán quá?

Bạn cũng nên nói chuyện với giáo viên và cố vấn học tập của trẻ hoặc tham gia các cuộc họp phụ huynh-giáo viên để lấy ý kiến ​​của họ.

Tiếp tục thăm dò nhẹ nhàng để tìm ra nguyên nhân cơ bản.

Giúp con bạn lập kế hoạch

Từ những nguyên nhân gây ra điểm kém, hãy giúp con bạn lên kế hoạch xoay chuyển kết quả học tập kém của chúng mà không cần chỉ định những gì bạn muốn. Nó cần phải là một kế hoạch mà con bạn tin tưởng. Nếu không, nó sẽ khiến chúng thất bại trong việc thực hiện nó. Nhưng hãy tiếp tục và đề xuất các giải pháp khả thi. Dưới đây là một số ví dụ.

Nếu quản lý thời gian là một vấn đề, con có nghĩ rằng việc không dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp ích không?

Con đang gặp khó khăn khi tập trung trong lớp à? Bố mẹ có thể giúp con một chút bằng cách nói chuyện với cố vấn của trường không?

Cho phép con bạn thiết kế kế hoạch của riêng chúng dưới sự hướng dẫn của bạn sẽ giúp chúng tự kiểm soát việc học của mình. Thanh thiếu niên có động lực khi họ được đưa ra những lựa chọn cho chính cuộc sống của mình.

Ngoài ra, trẻ cần biết rằng chúng đang học cho chính mình chứ không phải cho cha mẹ. Nhận ra giá trị của việc học giúp trẻ phát triển động lực bên trong - một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp trẻ có điểm số cao hơn.

Đưa ra hậu quả thực tế của việc bị điểm kém

Khi chúng ta coi hình phạt là "hậu quả", chúng ta đang đánh lạc hướng thanh thiếu niên của mình khỏi những điều thực tế. Một bản báo cáo xấu không làm trẻ mất điện thoại mà nó sẽ ảnh hưởng đến việc nộp đơn vào đại học và tương lai của trẻ.

Nếu chúng ta cứ đẩy những hậu quả giả định ra trước mặt bọn trẻ, chúng sẽ tiếp tục đấu tranh với chúng ta thay vì nhận ra vấn đề thực sự là gì. Hiểu rõ hơn về lý do tại sao các em cần học tập là một bước quan trọng để trở thành một học sinh giỏi hơn.

Khi con bạn không thực hiện được kế hoạch, hãy nhắc chúng về hậu quả thực sự ảnh hưởng đến tương lai của chúng. Có thể dễ dàng quên đi những hậu quả khi chúng ở xa trong tương lai. Nếu điều đó xảy ra, cách tốt nhất là bạn nên nhẹ nhàng nhắc nhở họ.

Đề nghị giúp đỡ chứ không kiểm soát

Các bậc cha mẹ thường tham gia nhiều hơn hoặc nghiêm khắc hơn với việc giáo dục con cái của họ. Tuy nhiên, cung cấp một môi trường hỗ trợ quyền tự chủ là rất quan trọng đối với sự phát triển động lực bên trong.

Trẻ em có sự hỗ trợ tự chủ từ cha mẹ sẽ có thái độ tích cực hơn, sức khỏe tinh thần tốt hơn và đạt điểm cao hơn ở trường.

Các bậc cha mẹ ủng hộ và thừa nhận quan điểm của con cái, cho phép chúng đưa ra lựa chọn và sử dụng giao tiếp thoải mái có chừng mực. Họ linh hoạt và đưa ra những lý lẽ hợp lý cho những yêu cầu của họ đối với trẻ em.

Ngược lại, những thanh thiếu niên có cha mẹ kiểm soát thường cảm thấy bất lực với cuộc sống của chính mình. Chúng có xu hướng mất động lực và không muốn nỗ lực nhiều ở trường.

Tăng cường mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

Một mối quan hệ cha mẹ, con cái bền chặt có thể nâng cao động lực nội tại của con bạn để đạt được mục tiêu.

Khi con bạn cảm thấy được chấp nhận và gắn bó với bạn, chúng muốn tiếp nhận các giá trị của bạn. Nói cách khác, nếu bạn coi trọng giáo dục, com bạn cũng sẽ muốn làm điều tương tự.

Giữ mối quan hệ tích cực với con bạn là điều cần thiết vì bạn sẽ trở thành động lực để chúng tiến bộ ở trường. Đây là một lý do khác tại sao hình phạt sẽ không giúp con bạn đạt được thành công trong học tập.

Tình yêu thương sẽ là động lực thúc đẩy còn mối mối quan hệ thiếu bền chặt hoặc bị hư hỏng thì không.

Hãy thực hành cách nuôi dạy con tích cực để giúp con bạn thành công.

Cuối cùng, kết quả học tập không xác định chúng có phải là những đứa trẻ ngoan hay không.

Giáo dục là quan trọng, nhưng nó không phải là điều duy nhất quan trọng đối với sự thành công hay sự phát triển lành mạnh của một đứa trẻ. Có mối quan hệ chặt chẽ với con bạn còn quan trọng hơn cả việc đạt được điểm A.

Điểm mấu chốt là, hãy nghĩ xem điều gì là quan trọng nhất đối với bạn trong 20 năm nữa và điều đó sẽ giúp ích cho bạn trên cả một chặng đường dài.

Nguồn: [Link nguồn]

Dạy con học bài, mẹ gục ngã, bố nhập viện cấp cứu vì tức giận

Việc dạy con học tưởng chừng rất đơn giản nhưng trên thực tế có rất nhiều trường hợp cha mẹ tức giận đến mức phải nhập viện.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thanh Trà - Parentingforbrain ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN