Chồng già một chân tận tâm chăm sóc vợ liệt giường

Cuộc sống của đôi vợ chồng già chỉ trông vào một chân lành lặn của ông Thịnh chống đỡ.

Chồng già một chân tận tâm chăm sóc vợ liệt giường - 1

Vợ chồng ông Thịnh hai người chỉ có 1 chân lành lặn.

Ông Thịnh Bình Thực, người thôn Mã Kiều (huyện Phổ Giang, Chiết Giang, Trung Quốc) năm nay đã 72 tuổi, lại là người tàn tật chỉ có một chân nhưng ngày ngày vẫn phải một mình chăm sóc cho người vợ nằm liệt giường.

Chồng già một chân tận tâm chăm sóc vợ liệt giường - 2

Chồng già một chân tận tâm chăm sóc vợ liệt giường - 3

Ngoài những lúc làm việc, ông Từ luôn bên vợ không rời.

Cách đây 55 năm, ông Thịnh 17 tuổi vì kinh tế khó khăn nên phải nghỉ học, lên rừng đốn củi kiếm tiền. Một lần, ông bị cây gỗ hơn 100 kg đè lên chân phải, khiến chân phải dập nát nghiêm trọng phải cưa bỏ. 11 năm trước, bà Từ Tất Cầu -  vợ ông Thịnh bị tai nạn giao thông, nửa người dưới không thể nhúc nhích. Suốt hơn chục năm qua, hai người chỉ dựa vào một chân lành lặn của ông Thịnh để lo liệu cuộc sống.

Chồng già một chân tận tâm chăm sóc vợ liệt giường - 4

Đã 72 tuổi nhưng ông Thịnh vẫn lo hết những việc trong nhà cho đến việc đồng áng.

Năm 1970, việc anh thanh niên Thịnh Bình Thực khi đó là người khuyết tật chỉ có 1 chân, cao chưa đến 1m6 lại có thể lấy được cô thiếu nữ Từ Tất Cầu làm vợ khiến cả thôn phải xôn xao suốt một thời gian dài.

Sau khi kết hôn, hai người sinh được 3 người con. Sức khỏe của ông Thịnh vốn không tốt, lại chỉ có một chân đi lại bất tiện nên bà Từ gánh vác nhiều công việc nặng nhọc trong nhà, chăm sóc chu đáo cho ông hơn 40 năm.

Từ ngày vợ gặp nạn, mọi việc đều rơi vào tay ông Thịnh. Hàng ngày, trừ những lúc làm việc kiếm tiền và lo việc nhà, ông dành hết thời gian còn lại bên bà Từ, không rời bà nửa bước và lúc nào ân cần trò chuyện hỏi han cho bà Từ đỡ buồn, giúp bà mát xa và vệ sinh cơ thể.

Người ngoài nhìn vào thấy cuộc sống của ông Thịnh rất vất vả, hỏi ông sao không dọn đến ở chung với con cháu cho có người chăm sóc. Ông Thịnh cười trả lời, ông không thấy khổ chút nào. Bà Từ đã chăm sóc ông hơn 40 năm, giờ đến lượt ông chăm sóc cho bà những ngày tháng cuối đời. Ngày nào ông vẫn còn sức khỏe để lo cho bà sẽ không làm phiền đến con cháu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Như Nguyệt (theo Sina) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN