Vụ vợ giết chồng rồi phân xác: Đăng "nhầm" ảnh nạn nhân, bị xử lý thế nào?

Hình ảnh của một viên chức ở Quảng Nam bị một số trang mạng sử dụng và chú thích đó là nạn nhân của vụ án vợ giết chồng rồi phân xác phi tang.

Liên quan đến vụ vợ giết chồng rồi phân xác ở Bình Dương, một số trang mạng điện tử, trang mạng xã hội đã không kiểm chứng, đăng hình ảnh của anh L.T.T. (SN 1980, cán bộ sở Thông tin truyền thông tỉnh Quảng Nam) và chú thích đó là nạn nhân T.T.T. (SN 1982, quê Sóc Trăng, hiện sống tại P.Thuận Giao, thị xã Thuận An, Bình Dương) trong vụ án.

Vụ vợ giết chồng rồi phân xác: Đăng "nhầm" ảnh nạn nhân, bị xử lý thế nào? - 1

Hình ảnh đăng sai sự thật được chụp từ một trang mạng

Bài viết có nội dung đi kèm bức ảnh “nạn nhân T.T.T. bị vợ sát hại tại thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”. Ngoài ra, ảnh còn chú thích “một người ở ngay cạnh nhà anh T. cung cấp”. Mặc dù, bức ảnh này đã được làm mờ nhưng chủ nhân cũng như người quen biết đều dễ dàng nhận thấy nhân vật chính là anh L.T.T..

Anh L.T.T. cho biết thêm, bức ảnh này được cắt ghép từ ảnh vợ chồng anh chụp trong ngày đính hôn mà anh đã đăng trên facebook cá nhân. Bức xúc trước việc này, anh đã có đơn trình báo đến Công an tỉnh Quảng Nam, sở Thông tin truyền thông tỉnh Quảng Nam.

Đánh giá những vấn đề pháp lý xung quanh vụ việc, Luật sư, Chuyên gia pháp lý cao cấp Trần Huy Tuấn cho hay: Hành vi truyền, đưa, sử dụng hình ảnh sai sự thật nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác lên mạng xã hội hoặc trang mạng khác có dấu hiệu vi phạm Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ; vi phạm điểm g, khoản 3, Điều 66, Nghị định 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ và có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

"Hành vi này gây ảnh hưởng xấu đến xã hội. Điều đáng nói là sự việc không chỉ dừng lại ở người đăng tải thông tin mà còn được cộng đồng sử dụng mạng xã hội chia sẻ, phát tán, dẫn đến những hiệu ứng xấu không thể lường trước", luật sư Tuấn nhấn mạnh.

Vụ vợ giết chồng rồi phân xác: Đăng "nhầm" ảnh nạn nhân, bị xử lý thế nào? - 2

Luật sư Trần Huy Tuấn.

Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự 2015 quy định uy tín, danh dự, nhân phẩm của công dân được pháp luật bảo vệ. Người bị đưa tin sai sự thật ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, hoặc thiệt hại khác có thể yêu cầu bồi thường hoặc khởi kiện theo quy định pháp luật để yêu cầu bồi thường.

Cụ thể, người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1, Điều 592, BLDS 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

"Nếu có căn cứ xác định hành vi đưa thông tin không đúng sự thật nêu trên nhằm mục đích vu khống bôi nhọ, xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác thì có thể xử lý tội Vu khống theo Điều 122, BLHS", Luật sư, Chuyên gia pháp lý cao cấp Trần Huy Tuấn cho biết thêm.

Bỗng dưng trở thành ”nạn nhân” vụ vợ giết chồng

Một viên chức ở Quảng Nam đã có đơn gửi cơ quan chức năng việc anh bị một số trang mạng dùng ảnh của mình làm ảnh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo V.Hương (Người đưa tin) 
Phát hiện đầu người trong ba lô ở Bình Dương Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN