Vợ thuê người đóng giả chồng để lừa bán nhà

Sự kiện: Tin pháp luật

Để không bị phát hiện, Phú lấy giấy CMND của chồng đưa Lùng làm giả CMND mang tên chồng mình (ảnh và dấu vân tay trong CMND là của Lùng). Sau đó Lùng, Phú và anh P. đã đến văn phòng công chứng làm hợp đồng bán nhà.

Vợ thuê người đóng giả chồng để lừa bán nhà - 1

Các bị cáo trong giờ tòa nghị án. 

Mới đây, xử sơ thẩm, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Đoàn Thị Phú 17 năm tù; Nguyễn Thị Hương, Lâm Văn Lùng mỗi bị cáo 15 năm tù; Nguyễn Thị Thùy Dương 11 năm tù về hai tội lừa đảo chiếm đoạt và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. 

Tòa cũng tuyên Nguyễn Văn Tản 11 năm tù về tội lừa đảo. Về trách nhiệm dân sự, các bị cáo buộc phải bồi thường cho người bị hại số tiền đã chiếm đoạt.

Theo hồ sơ, do cần tiền trả nợ và tiêu xài, Phú đã câu kết với Dương và Hương lấy một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) gian dối, thế chấp cho nhiều người vay tiền rồi chiếm đoạt.

Cụ thể, căn nhà dính liền đất ở xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi là tài sản riêng của chồng Phú. Biết anh P. có tiền cho vay, Hương giới thiệu Phú gặp vay 700 triệu đồng với lãi suất 5%/tháng.

Để đảm bảo cho việc thanh toán nợ, Phú ra phòng công chứng làm hợp đồng mua bán nhà cho anh P. Lúc này, Phú mới thú thật với Hương lén chồng lấy giấy tờ nhà đi vay nên không thể ra công chứng mua bán được. Hương liền bàn với Phú tìm người đóng giả chồng Phú để ra công chứng. Hương đã thuê Lùng với giá 20 triệu đồng.

Để không bị phát hiện, Phú về nhà lấy giấy CMND của chồng đưa Lùng làm giả CMND mang tên chồng mình nhưng ảnh và dấu vân tay trong CMND là của Lùng. Sau đó Lùng, Phú và anh P. đã đến văn phòng công chứng làm hợp đồng bán nhà. 

Công chứng viên không phát hiện được giấy CMND của Lùng là giả nên đã công chứng hợp đồng mua bán này. Đến hẹn trả nợ nhưng Phú không có tiền trả, anh P. đến nhà đòi thì mới phát hiện bị lừa.

Ngoài phi vụ này, Phú còn câu kết với con gái là Dương thuê Hương làm giả nhiều GCNQSDĐ sau đó đem thế chấp cho người khác chiếm đoạt 2,1 tỉ đồng. 

Toàn bộ hợp đồng vay các nạn nhân đều cẩn thận ra công chứng để làm hợp đồng nhưng các công chứng viên đều không phát hiện giấy tờ giả. Chỉ đến khi các nạn nhân đem hồ sơ, giấy tờ đến ủy ban để làm thủ tục đăng bộ sang tên thì mới bị phát hiện. 

Trong các vụ này có vụ Tản hợp tác để lừa đảo hưởng lợi vài chục triệu đồng nên cùng hầu tòa.

Trước đó tại tòa, Phú khai: Sở dĩ toàn bộ giấy tờ giả qua mắt được công chứng viên vì trước khi ra công chứng, Phú đã nhờ Lý Ngọc Lan lo lót cho công chứng viên với giá 30 triệu đồng/phi vụ. 

HĐXX từng trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Lan đã bị bắt trong một vụ án khác nên cơ quan điều tra tách ra xử lý riêng. Riêng về tình tiết đưa tiền lo lót cho các công chứng viên để công chứng, qua làm việc những công chứng viên này không thừa nhận có nhận tiền nên các cơ quan tố tụng cho rằng không có cơ sở để xử lý những người này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Yến (Pháp Luật TPHCM)
Tin pháp luật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN