Siêu gián điệp dưới mác luật sư (Kỳ 1)

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4 5Kỳ mới nhất

Những câu chuyện về luật sư Alger Hiss luôn là những câu chuyện thú vị khi tên tuổi ông gắn với Richard Nixon, vị tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ.

Trong cuộc đời sự nghiệp của Richard Nixon, vị tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ, nhiệm kỳ từ năm 1969 đến năm 1974, tên tuổi của Alger Hiss, một luật sư nổi tiếng của Mỹ được nhắc đến nhiều. 

Những câu chuyện liên quan đến luật sư Alger Hiss luôn là những câu chuyện đặc biệt. Cuộc đời và những năm hoạt động từng được coi như một điệp viên Liên Xô của Alger Hiss gắn với vận mệnh của Richard Nixon,  "kẻ thù không đội trời chung" của Hiss.

Alger Hiss sinh năm 1904, là con thứ 4 trọng một gia đình trung lưu ở Baltimore, Maryland. Mặc dù rất dư giả về tài chính, nhưng gia đình Alger Hiss thật sự bất hạnh khi lần lượt những thành viên trong gia đình tìm đến cái chết.

Khi Alger Hiss hai tuổi, cha của ông đã cắt cổ tự tử bằng một lưỡi dao cạo. 25 tuổi, cô em gái Mary Ann uống thuốc độc tử tự. Không lâu sau, Anh trai sát Alger, Bosley nghiện rượu rồi mắc chứng rối loạn tâm thần cũng qua đời.

Với dáng vẻ cao ráo và khuôn mặt điển trai, cộng thêm sự tự tin của mình, Alger Hiss đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều người. Sự tự tin của Hiss đôi khi bị nhận xét là kiêu ngạo. Bất chấp những bi kịch liên tiếp của gia đình, Hiss vẫn không bị ảnh hưởng, và sớm thành công khi còn khá ít tuổi.

Alger Hiss tốt nghiệp Đại học John Hopkins vào năm 1926. Trong suốt thời gian theo học ở đây, Hiss luôn được đánh giá là một trong những sinh viên xuất sắc của trường.

Năm 1930, Alger Hiss tốt nghiệp Đại học Luật Havard và kết hôn với Priscilla Hobson, một phụ nữ trẻ thông minh. Hobson đã có một cậu con trai 3 tuổi tên là Timothy.

Hiss gặp gỡ và yêu Hobson khi cô vừa Iy hôn người chồng đầu tiên của mình. Tình yêu chân thành của Hiss đã khiến một phụ nữ mạnh mẽ như Hobson rung động. Cô đồng ý kết hôn với Hiss bất chấp dư luận và sự phản đối từ phía gia đình Hiss. Sau khi kết hôn, Hobson quay lại với công việc viết văn và biên tập sách.

Tốt nghiệp, Hiss làm nhân viên thư ký cho Oliver Wendell Holmes, một luật gia nổi tiếng của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Sau thời gian làm ở New York và Boston, Hiss được bổ nhiệm làm nhân viên tư vấn luật cho Phòng quản lý kinh tế Franklin Roosevelt. Năm 1936, Hiss chính thức là nhân viên của Bộ ngoại giao và thực sự thành công với công việc của mình. 

Năm 1948, khi Alger Hiss 43 tuổi, mọi thứ bắt đầu thay đổi, chính xác hơn, một nhân vật khác xuất hiện đã làm thay đổi cuộc đời Hiss.

Đó chính là Whittaker Chambers, một nhà văn, nhà biên tập, sau này là một điệp viên nổi tiếng của Liên Xô.

Whittaker Chambers sinh năm 1901 ở Philadelphia. Trái với gia đình Alger Hiss, gia đình Chambers sống trong cảnh nghèo đói, luôn phải vật lộn với những khó khăn về tài chính. Cha Chambers vẽ tranh minh họa cho  sách và các tạp chí. Mẹ Chambers từng là một diễn viên những đã nghỉ việc  ở nhà nội trợ.

Gia đình Chambers chuyển đến Long Island khi Chambers còn rất nhỏ. Khi còn bé, Chambers được gọi với cái tên “Vivian”.

Khi Vivian được 10 tuổi, cha anh thừa nhận mình là một người đồng tính nam, ông từ bỏ vợ và những đứa con nhỏ của mình để theo một người đàn ông khác.

Vivian thường xuyên bị bạn bè trêu chọc bởi dáng thấp, béo và sự cẩu thả của mình, nhưng bù lại mọi người đều công nhận Vivian khá thông minh.

Trường trung học nơi Vivian theo học có một truyền thống lạ đối với những học sinh chuẩn bị tốt nghiệp, một học sinh sẽ được chọn để nói “lời tiên tri” mà cậu nghĩ sẽ thành hiện thực. Vivian có được vinh dự đó và cậu đã khiến cả trường náo loạn khi mạnh dạn đưa ra "lời tiên tri" điên rồ của mình, "Cô bạn cùng lớp sẽ trở thành gái điếm."

Thành tích học tập của Vivian khá tốt. Cậu được nhận vào đại học Colombia. Thời gian này, Vivian đổi tên thành Whittaker. Năm thứ hai, Chambers bị đuổi khỏi Colombia khi viết một cuốn sách xuyên tạc hình tượng Chúa Kitô.

Chambers luôn muốn khám phá nhưng miền đất khác nhau trên thế giới. Cùng với một vài người bạn cùng chí hướng, Chambers đã lên tàu tới Châu Âu. Chambers nghiên cứu thêm về những vấn đề chính trị và kinh tế.

Quay trở lại sau chuyến đi, Chambers được nhận lại vào đại học Colombia. Chambers kết hôn năm 1931 với Esther Shemitz, một nghệ sĩ không tên tuổi.

Năm 1932, Chambers bắt đầu làm gián điệp cho Liên Xô. Thông qua một tổ chức đặc biệt, Chambers đã chụp những bức ảnh tư liệu bí mật của chính phủ Mỹ, để gửi làm tư liệu một bộ phim của Liên Xô. Trong suốt nhiều năm, Chambers đã mắc tội phản bội đất nước mình. 

Alger Hiss và Whittaker Chambers gặp gỡ và đối đầu nhau như thế nào? Mời các bạn đón đọc  Siêu gián điệp dưới mác luật sư (Kỳ 2) vào SÁNG SỚM ngày 8/7/2014.

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4 5Kỳ mới nhất

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mai Tân (Theo Trutv) ([Tên nguồn])
Siêu gián điệp dưới mác luật sư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN