Nữ đại gia Hứa Thị Phấn 'dính chàm' thế nào?

Sự kiện: Tin pháp luật

Bà Hứa Thị Phấn, nguyên Chủ tịch TrustBank vừa bị Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế và Tham nhũng (C46, Bộ Công an) khởi tố, khám xét nơi ở tại quận Thủ Đức, TPHCM. Nữ “đại gia” này bị khởi tố không quá bất ngờ khi liên quan đến ông Phạm Công Danh - Ngân hàng Xây dựng (VNCB).

Nữ đại gia Hứa Thị Phấn 'dính chàm' thế nào? - 1

Bà Hứa Thị Phấn trong một lần dự phiên tòa “đại án” VNCB. Ảnh: Tân Châu.

Bà “trùm” nhiều lĩnh vực

Từ năm 2009 - 2010, bà Hứa Thị Phấn (sở hữu 84,92% cổ phần trong nhóm cổ đông Phú Mỹ) đã đầu tư 2.000 tỷ đồng mua TrustBank để sau đó, bà Phấn nhờ 29 người đứng tên giùm để vay của chính TrustBank số tiền lên tới 3.581 tỷ đồng. Ngoài ra bà Phấn cũng chỉ đạo TrustBank đầu tư 571 tỷ đồng vào Dự án Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B (Dĩ An, Bình Dương). Dự án này được Công ty TNHH Phú Mỹ (bà Hứa Thị Phấn làm Chủ tịch HĐTV) làm chủ đầu tư. Không chỉ ở Bình Dương, bà Phấn còn đầu tư vào Dự án Đầu tư xây dựng Khu đô thị Phú Mỹ Garden II (Bến Lức, Long An) do Công ty Cổ phần Phú Mỹ làm chủ đầu tư 571 tỷ đồng. Ngoài ra, bà còn đầu tư 330 tỷ đồng vào 2 dự án The Star City và Go - Go City tại huyện Nhà Bè (TPHCM) do Công ty TNHH Địa ốc Lam Giang (công ty con do bà Phấn lập ra) làm chủ đầu tư.

Chuỗi đầu tư này, theo cơ quan chức năng là vi phạm pháp luật, vì thực hiện các hoạt động kinh doanh không đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, vi phạm Luật các tổ chức tín dụng và vi phạm điều lệ của chính TrustBank ban hành.

Vào thời điểm khởi tố bà Phấn, Dự án Đầu tư xây dựng Khu đô thị Phú Mỹ Garden II đã bị thu hồi. Ngoài ra, 2 dự án The Star City và Go - Go City tại huyện Nhà Bè vẫn giậm chân tại chỗ. Hậu quả của sự đầu tư do bà Phấn chỉ đạo mang lại hậu quả lớn, tình trạng tài chính của Công ty TNHH Phú Mỹ, Công ty Cổ phần Phú Mỹ và Công ty TNHH Địa ốc Lam Giang không có khả năng hoàn trả lại số tiền góp vốn cho TrustBank. Vì vậy, TrustBank phải trích lập dự phòng 50% tổng số vốn góp. Cơ quan chức năng cho rằng, đây chính là nguyên nhân dẫn đến TrustBank bị lỗ lũy kế 6.061 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 2.855 tỷ đồng. Hệ lụy từ TrustBank đã kéo theo là tình hình tài chính của VNCB bị khủng hoảng, mất thanh khoản nghiêm trọng. Đáng lưu ý là bà Phấn đã “đẩy” khoản nợ 1.096 tỷ đồng cho Tập đoàn Thiên Thanh (ông Phạm Công Danh làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc) theo thỏa thuận chuyển giao quyền và nghĩa vụ sở hữu TrustBank…

Những thông số nói trên ít nhiều hóa giải một phần sự thật của việc khởi tố vụ án thời TrustBank và bà Phấn. Nó có thể coi là “chứng cứ” để các cơ quan chức năng xem xét khởi tố nhằm điều tra. Tuy nhiên, sẽ là “nhất trọng chứng” nếu bỏ qua một diễn biến khác từ chính phía bà Phấn từng giải thích, biện luận cho chính TrustBank và quyền lợi của bà.

Liên minh làm ăn

“Đối đáp” với lập luận bước đầu buộc tội mình, bà Phấn cho rằng,  báo cáo tài chính hợp nhất niên độ kết thúc ngày 31/12/2011 đã được kiểm toán, vốn chủ sở hữu TrustBank là 3.215 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 169 tỷ đồng. Ngày 29/2/2012, vốn chủ 3.132 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế âm 83 tỷ đồng. Theo Kết luận thanh tra số 224/KL-TTGSNH ngày 10/7/2012 của NHNN thì tại thời điểm thanh tra, VNCB có thực trạng tài chính là vốn chủ sở hữu bị âm 2.854 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 6.000 tỷ đồng. Nhưng đến cuối năm 2012, theo báo cáo tài chính VNCB (đã kiểm toán) thì kết quả kinh doanh lỗ lũy kế 8.765 tỷ đồng, vốn chủ âm 5 .711 tỷ đồng. 

Bà Phấn cũng giải thích rằng, khi NHNN vào thanh tra đã thúc ép trích dự phòng rủi ro bổ sung và xuất toán lại 5.978 tỷ đồng. Bản chất tình hình số liệu ở đây chỉ nói lên việc trích dự phòng quá lớn và không hợp lý dẫn đến việc âm vốn, chứ không phải là bị mất vốn như một số nhận định và tất nhiên khi xử lý và thu hồi nợ tốt thì vốn chủ sở hữu sẽ dương. 

Một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của TrustBank trong kết luận thanh tra là khoản nợ xấu của nhóm bà Hứa Thị Phấn và lãnh đạo Công ty Phú Mỹ với số tiền vay của 29 khoản vay là 3.581 tỷ đồng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc bà Phấn và nhóm lãnh đạo Phú Mỹ phải chuyển nhượng toàn bộ cổ phần sở hữu chiếm 84% vốn điều lệ TrustBank cho nhóm ông Hà Văn Thắm - Ngân hàng Đại Dương để trả nợ cho TrustBank tháng 2/2012. Vào cuối tháng 2/2012 việc chuyển giao TrustBank giữa bà Phấn - nhóm lãnh đạo Phú Mỹ với ông Hà Văn Thắm đã xong và chỉ còn việc chấp thuận của NHNN. 

Đến đầu tháng 5/2012, ông Thắm gặp bà Phấn và giới thiệu bà Phấn với ông Phạm Công Danh, ông Thắm cho biết, sẽ cùng ông Danh thực hiện tái cơ cấu TrustBank, ngày 6/6/2012 giữa nhóm Phú Mỹ và Tập đoàn Thiên Thanh đã ký Biên bản thỏa thuận việc chuyển giao 252.110.151 cổ phần TrustBank và các phụ lục căn cứ theo nội dung hợp đồng chuyển nhượng TrustBank giữa nhóm bà Phấn và lãnh đạo Công ty Phú Mỹ và ông Hà Văn Thắm ngày 23/2/2012. Tập đoàn Thiên Thanh chính thức tiếp quản TrustBank từ ông Thắm ngày 6/6/2012, việc bàn giao giữa 2 bên, bà Phấn không được tham dự…

Theo Kết luận thanh tra số 224/KL-TTGSNH ngày 10/7/2012 của NHNN thì tại thời điểm thanh tra, VNCB có thực trạng tài chính là vốn chủ sở hữu bị âm 2.854 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 6.000 tỷ đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tân Châu (Tiền phong)
Tin pháp luật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN